Nhà tre lớn nhất Việt Nam nằm trên hồ Tịnh Đế Liên, thuộc khu đô thị Làng Sen Việt Nam (huyện Đức Hòa, Long An) là một công trình xây dựng độc đáo bằng tre với sức chứa hơn 1.000 người.Vào ngày 21/4, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công nhận công trình là “Nhà tre lớn nhất Việt Nam” và trở thành niềm tự hào của tỉnh Long An.Kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của Trung tâm hội nghị Tre Việt Nam là do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế. KTS Võ Trọng Nghĩa là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu, phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam và các công trình thiết kế của ông cùng nhóm cộng sự đã đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế.Nằm ngay ở vị trí trung tâm của dự án, công trình được ví như trái tim của khu đô thị khu đô thị Làng Sen Việt Nam, cung cấp nguồn năng lượng xanh thân thiện và bình dị cho toàn bộ nơi đây.Công trình độc đáo được hình thành từ hơn 10.000 cây tre với kết cấu tre tầm vông vượt nhịp đến 30m và trở thành không gian không cột khổng lồ.Đây là công trình nhà tre lớn nhất trong số các công trình được thực hiện bằng tre ở Việt Nam, tạo một bước tiến mới trong việc đưa vật liệu xanh vào công trình kiến trúc.Để hoàn thành công trình trên, Công ty Gió và Nước mất gần 250 ngày thi công, sử dụng 10.000 cây tre được tuyển chọn tại Long An. Tre sau khi đem về được ngâm bùn và hun khói để loại bỏ sâu mọt, sau đó uốn rất kỳ công.Riêng 20 tấn lá vọt dùng để lợp mái phải vận chuyển từ tỉnh Yên Bái vào. Lá vọt như một chất sừng có độ bền từ 30-50 năm, bền hơn so với các loại lá khác.Sự độc đáo của công trình Tre Việt còn được thể hiện ở việc không có sự tham gia của bất kỳ chiếc đinh ốc kim loại nào trong việc liên kết toàn bộ khối kết cấu tre khổng lồ.Theo đại diện phía chủ đầu tư, sở dĩ đơn vị đầu tư chọn vật liệu chính của công trình là tre, bởi, vật liệu này có nhiều ưu điểm như: sẵn có, phổ biến, dễ tìm, phát triển nhanh, độ bền cao và phù hợp với điều kiện khí hậu cũng thổ nhưỡng vùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguyên liệu tre còn giúp tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ cũng như khuyến khích sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn.Theo thống kê của Danh Khôi Á Châu (đơn vị tiếp thị và phân phối dự án) từ lúc mở cửa đón khách vào cuối tháng 4/2015, mỗi cuối tuần có đến hàng trăm du khách từ các quận huyện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đến tham quan Nhà Tre Làng Sen.
Nhà tre lớn nhất Việt Nam nằm trên hồ Tịnh Đế Liên, thuộc khu đô thị Làng Sen Việt Nam (huyện Đức Hòa, Long An) là một công trình xây dựng độc đáo bằng tre với sức chứa hơn 1.000 người.
Vào ngày 21/4, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công nhận công trình là “Nhà tre lớn nhất Việt Nam” và trở thành niềm tự hào của tỉnh Long An.
Kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của Trung tâm hội nghị Tre Việt Nam là do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế. KTS Võ Trọng Nghĩa là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu, phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam và các công trình thiết kế của ông cùng nhóm cộng sự đã đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế.
Nằm ngay ở vị trí trung tâm của dự án, công trình được ví như trái tim của khu đô thị khu đô thị Làng Sen Việt Nam, cung cấp nguồn năng lượng xanh thân thiện và bình dị cho toàn bộ nơi đây.
Công trình độc đáo được hình thành từ hơn 10.000 cây tre với kết cấu tre tầm vông vượt nhịp đến 30m và trở thành không gian không cột khổng lồ.
Đây là công trình nhà tre lớn nhất trong số các công trình được thực hiện bằng tre ở Việt Nam, tạo một bước tiến mới trong việc đưa vật liệu xanh vào công trình kiến trúc.
Để hoàn thành công trình trên, Công ty Gió và Nước mất gần 250 ngày thi công, sử dụng 10.000 cây tre được tuyển chọn tại Long An. Tre sau khi đem về được ngâm bùn và hun khói để loại bỏ sâu mọt, sau đó uốn rất kỳ công.
Riêng 20 tấn lá vọt dùng để lợp mái phải vận chuyển từ tỉnh Yên Bái vào. Lá vọt như một chất sừng có độ bền từ 30-50 năm, bền hơn so với các loại lá khác.
Sự độc đáo của công trình Tre Việt còn được thể hiện ở việc không có sự tham gia của bất kỳ chiếc đinh ốc kim loại nào trong việc liên kết toàn bộ khối kết cấu tre khổng lồ.
Theo đại diện phía chủ đầu tư, sở dĩ đơn vị đầu tư chọn vật liệu chính của công trình là tre, bởi, vật liệu này có nhiều ưu điểm như: sẵn có, phổ biến, dễ tìm, phát triển nhanh, độ bền cao và phù hợp với điều kiện khí hậu cũng thổ nhưỡng vùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguyên liệu tre còn giúp tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ cũng như khuyến khích sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn.
Theo thống kê của Danh Khôi Á Châu (đơn vị tiếp thị và phân phối dự án) từ lúc mở cửa đón khách vào cuối tháng 4/2015, mỗi cuối tuần có đến hàng trăm du khách từ các quận huyện trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đến tham quan Nhà Tre Làng Sen.