Với diện tích bề ngang nhỏ hơn bề sâu nên loại nhà này sẽ có 2 cách để thiết kế.
Ở những vùng nông thôn thì mẫu nhà ống này có thể được thiết kế với kiểu nhà cấp 4. Theo đó, các phòng riêng sẽ được phân bổ theo chiều dọc của ngôi nhà.
Trong khi đó, ở đô thị thì mẫu nhà này thường được thiết kế và xây dựng từ 2 tầng trở nên. Theo đó, với cách thiết kế nội thất gia đình này thì ở tầng 1, bạn có thể bố trí khu để xe, khu bếp – phòng ăn và phòng khách. Còn những phòng ở các tầng trên thì nên được bố trí làm phòng ngủ, phòng đọc sách,….
1. Số bậc cầu thang
Tổng số bậc cầu thang giữa các tầng cũng như của toàn ngôi nhà là con số có thể chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 dư 2. Bởi số bậc thang được tính theo thứ tự: Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Do đó, nếu số bậc thang không đảm bảo nguyên tắc trên thì có thể khiến cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình gặp phải bệnh nặng, khó chữa trị.
Ngoài ra, khi thiết kế cầu thang thì bạn cũng chú ý không để chân cầu thang hướng trực diện ra cửa hoặc hướng vào phòng ngủ. Vì như vậy sẽ khiến tiền tài gia đình bị hao hụt.
2. Lựa chọn đồ nội thất
Trong không gian nhỏ hẹp này thì bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm nội thất gia đình thiết kế tối giản, hiện đại. Bạn cũng nên chọn sản phẩm thiết kế đa năng để có thể giản lược số nội thất trong ngôi nhà của mình.
Ngoài ra, màu sắc của những món đồ nội thất cũng cần phải tạo được sự hài hòa với nhau. Tốt nhất, bạn nên chọn những gam màu nhẹ nhàng làm chủ đạo để tạo nên sự thông thoáng, rộng rãi cho không gian.
Trong nhà ống, bạn cũng không nên chọn những gam màu tối quá nhiều vì chúng sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên chật chội và bí bách hơn. Ngoài ra, việc lạm dụng những gam màu sặc sỡ cũng là điều không nên bởi lẽ chúng sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn mất điểm nhấn, rối mắt. Và thậm chí, chúng sẽ khiến cho tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng.
3. Phong thủy mái nhà ống
Dưới góc độ phong thủy khi xây nhà ống thì mái nhà khá quan trọng và đánh giá dựa trên tương quan mái nhà với căn nhà và độ nhọn của mái. Theo phong thủy ngũ hành, nhà và mái nhà có tương quan khá tốt bởi mái nhà là hành Hỏa còn không gian nhà phía dưới là hành Mộc, mà Mộc sinh Hỏa thì khá tốt.
Vì vậy, độ nhọn của mái sẽ có tác động đến phong thủy mái nhà ống, mái không nên quá nhọn khiến Hỏa quá vượng (hỏa khí xung thiên), dễ gây căng thẳng trong gia đình, tâm lý nóng vội. Độ dốc của mái nhà hợp lý nên dưới 45 độ là tốt nhất.
4. Cổng, cửa nhà
Việc bố trí phong thủy cổng nhà ống, cửa nhà ống phải được tính toán kỹ và dựa trên các nguyên tắc sau: - Cửa nhà ống hợp phong thuỷ cần tránh mở các cửa đối diện nhau, thẳng nhau. Đặc biệt là có tới 3 bộ cửa thẳng nhau sẽ khiến tạo nên ống hút khí gây mất căn bằng âm dương. - Cửa nhà ống không nên giống nhau ở tất cả các tầng vì mỗi không gian nhà ở sẽ có hướng hút khí khác nhau, gió trên cao lớn, hay bị che lấp. Vậy nên bố trí cửa theo thực tế không nên theo khuôn mẫu giống nhau ở bất cứ tầng nào. - Lựa chọn kích thước cửa khác nhau theo từng không gian phòng như: Chiều dài, chiều rộng cửa chính nhà ống lớn hơn so với các cửa phòng ngủ, phòng làm việc... Cửa nhà ống khu vực cầu thang, hành lang, lối vào phòng tránh mở nhiều cửa hoặc kích thước cửa rộng quá dễ hút gió quá mức.
Phòng ngủ có cửa ra ban công nên bố trí cửa ở cuối chân giường
- Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường, hay phòng ăn...
- Cửa phòng thờ tránh thẳng với sân phơi, giặt giũ
- Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.
- Nhà ống có sân rộng thì cổng nhà ống và cửa chính nên tránh thẳng hàng mà nên bố trí lệch nhau.
- Cửa bếp tránh thẳng với bếp nấu
- Nếu bố trí nhà để xe trước nhà nên làm thêm của phụ hoặc rào thấp để tạo sự tắc biệt không gian và giúp tăng khí tốt, giảm tác động xấu từ khu vực để xe, khí thải không tốt về phong thủy.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến kích thước cửa thông thủy có chiều dài rộng theo quy tắc phong thủy thước lỗ ban để có thể chọn được kích thước cửa tốt nhất.
5. Bố trí mặt tiền
Nên tránh trang trí quá cầu kỳ phức tạp khiến cho nó không đạt được thẩm mỹ và tạo nên vận khí không tốt cho gia chủ.
Việc trang trí mặt tiền nên quan tâm tới các hình thế chuẩn thẩm mỹ và đảm bảo phù hợp với hình dạng theo ngũ hành với tuổi mệnh gia chủ như: Mệnh thủy (lượn sóng, mệnh hỏa nhọn) tránh nặng nề…
Đặc biệt tránh trang trí, sơn màu… mà khi nhìn vào nó các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z vì đây là các hình thế không tốt về mặt phong thủy nhà ở.
Cân đối kỹ lưỡng với khung cảnh xung quanh: phù hợp với địa hình, địa thế, cây xanh… để không gian mặt tiền nhà ống trở nên sinh động, hấp dẫn và cân bằng không gian, tốt cho vận phong thủy.
*Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!