Khu đất vàng số 8 – 12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) có diện tích gần 5.000m2 bị đề nghị thu hồi bán đấu giá sau nhiều năm sử dụng chỉ để làm bãi giữ xe đang là "vấn đề nóng" trong nhiều ngày qua. Hơn thế nữa, dư luận còn bất ngờ khi khu đất đắc địa này lại bị cho thuê với giá rất "bèo" so với giá thị trường. Ảnh: Trí thức trẻ.Khu đất vàng này nằm ngay cạnh tòa nhà Diamond Plaza sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố, vốn là dự án Lavenue Crown do liên danh giữa Công ty CP Kinh Đô, Công ty TNHH Quản lý Kinh doanh nhà TP HCM và Mayflower Investment góp vốn đầu tư. Ảnh: PLO.Mặc dù bên ngoài đã được "che đậy" với bức tường bao gồm những hình ảnh quảng cáo rất hoành tráng của dự án nhưng bên trong thực tế lại chưa có dấu hiệu gì cho thấy dự án triển khai mà thay vào đó là bãi đỗ xe. Ảnh: PLO.Trước đó, dư luận đã "sốc" trước thông tin Khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển (khu vực huyện Nhà Bè và quận 7, TP.HCM) được Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, tương đương 1,29 triệu đồng/m2. Cho đến khi bị "khui" ra "lùm xùm", khu đất này vẫn chỉ bỏ hoang, lau sậy mọc um tùm.Tại Hà Nội, Handico được UBND TP. Hà Nội cho phép sử dụng tạm mặt bằng các ô đất để làm kho xưởng và được đồng ý cho xây dựng các công trình nhà tạm (nhà khung thép, mái tôn, kết cấu đơn giản không kiên cố, dễ tháo dỡ) để khai thác tạo nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư xây dựng.... Ảnh: Reatimes....Thế nhưng, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, Handico đã “biến” hàng ngàn mét vuông đất vàng dự án trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy thành nhà hàng, quán ăn, gara ô tô... cho thuê. Điều này này đã giúp doanh nghiệp thu về một "khoản lớn", trong khi đó tiền thuế của nhà nước lại bị thất thoát. Ảnh: vietnamfinance.vn.Trước thực trạng này, vào tháng 6/2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản thu hồi các khu đất liên quan. Theo đó, Handico phải có thông báo cho các đơn vị kinh doanh dọn dẹp hàng quán để Handico bàn giao đất về cho Trung tâm phát triển quỹ đất của TP. Ảnh: giadinh.net.vn.Trước đó, vào nửa cuối năm 2017, Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội đã kiến nghị thu hồi đất vàng tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) sau thời hạn ba tháng nếu đất của Hãng vẫn cho thuê kinh doanh sai mục đích. Nhưng một năm sau, khi công bố thông tin cổ phần hóa, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: ANTT.Theo Kết luận Thanh tra, hiện trạng khu đất 5.438 m2 tại số 4 Thụy Khuê do Hãng phim truyện Việt Nam đang quản lý được chia thành hai phần. Một phục vụ cho sản xuất kinh doanh phim ảnh, phần khác được sử dụng kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống. Ảnh: ANTT.Trong đó, 550 m2 đất tại số 4 Thụy Khuê đã được Hãng cho cá nhân bà Nguyễn Lệ Thủy thuê. Đáng chú ý, Kết luận Thanh tra nêu rõ: "Năm 2016, Hãng phim truyện Việt Nam do ông Nguyễn Văn Nam là Giám đốc đại diện ký hợp đồng cho bà Thủy nhưng không thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam". Ảnh: ANTT.Sau khi thuê đất, khu nhà In tráng 2 tầng được bà Thủy sử dụng kinh doanh nhà hàng. Tranh chấp xảy ra khi bà Thủy không nộp tiền thuê đất cho Hãng nữa kể từ năm 2011. Năm 2012, trước yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VFS muốn thanh lý hợp đồng thuê đất nhưng bà Thủy không đồng ý. Vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: ANTT.Tuy nhiên, Thanh tra Sở cho rằng việc ký hợp đồng, cho các cá nhân tổ chức thuê đất kinh doanh của Hãng là trái thẩm quyền, vi phạm Luật Đất đai. Bên cạnh đó, VFS còn vi phạm Luật Đất đai khi nợ, chưa nộp vào ngân sách 2,7 tỷ đồng (tính đến thời điểm thanh tra) tiền thuê đất và tiền phạt nộp chậm. "Để xảy ra vi phạm dất đai như trên là trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam (tên của VFS trước khi cổ phần hóa)", kết luận nêu rõ. Ảnh: ANTT.Theo đó, Thanh tra kiến nghị UBND Hà Nội yêu cầu chấm dứt các hợp đồng cho cá nhân tổ chức thuê nhà đất trong khuôn viên Hãng phim truyện Việt Nam để kinh doanh trái quy định. Quá thời hạn ba tháng, nếu Hãng phim truyện Việt Nam không xử lý dứt điểm được nội dung trên, Thanh tra đề nghị xem xét, quyết định thu hồi diện tích đất vi phạm Luật đất đai theo quy định. Ảnh: ANTT.Giá thuê "đất vàng" Sài Thành đắt thứ 2 Đông Nam Á. Nguồn: VTC 14.
Khu đất vàng số 8 – 12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) có diện tích gần 5.000m2 bị đề nghị thu hồi bán đấu giá sau nhiều năm sử dụng chỉ để làm bãi giữ xe đang là "vấn đề nóng" trong nhiều ngày qua. Hơn thế nữa, dư luận còn bất ngờ khi khu đất đắc địa này lại bị cho thuê với giá rất "bèo" so với giá thị trường. Ảnh: Trí thức trẻ.
Khu đất vàng này nằm ngay cạnh tòa nhà Diamond Plaza sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố, vốn là dự án Lavenue Crown do liên danh giữa Công ty CP Kinh Đô, Công ty TNHH Quản lý Kinh doanh nhà TP HCM và Mayflower Investment góp vốn đầu tư. Ảnh: PLO.
Mặc dù bên ngoài đã được "che đậy" với bức tường bao gồm những hình ảnh quảng cáo rất hoành tráng của dự án nhưng bên trong thực tế lại chưa có dấu hiệu gì cho thấy dự án triển khai mà thay vào đó là bãi đỗ xe. Ảnh: PLO.
Trước đó, dư luận đã "sốc" trước thông tin Khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển (khu vực huyện Nhà Bè và quận 7, TP.HCM) được Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, tương đương 1,29 triệu đồng/m2. Cho đến khi bị "khui" ra "lùm xùm", khu đất này vẫn chỉ bỏ hoang, lau sậy mọc um tùm.
Tại Hà Nội, Handico được UBND TP. Hà Nội cho phép sử dụng tạm mặt bằng các ô đất để làm kho xưởng và được đồng ý cho xây dựng các công trình nhà tạm (nhà khung thép, mái tôn, kết cấu đơn giản không kiên cố, dễ tháo dỡ) để khai thác tạo nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư xây dựng.... Ảnh: Reatimes.
...Thế nhưng, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, Handico đã “biến” hàng ngàn mét vuông đất vàng dự án trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy thành nhà hàng, quán ăn, gara ô tô... cho thuê. Điều này này đã giúp doanh nghiệp thu về một "khoản lớn", trong khi đó tiền thuế của nhà nước lại bị thất thoát. Ảnh: vietnamfinance.vn.
Trước thực trạng này, vào tháng 6/2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản thu hồi các khu đất liên quan. Theo đó, Handico phải có thông báo cho các đơn vị kinh doanh dọn dẹp hàng quán để Handico bàn giao đất về cho Trung tâm phát triển quỹ đất của TP. Ảnh: giadinh.net.vn.
Trước đó, vào nửa cuối năm 2017, Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội đã kiến nghị thu hồi đất vàng tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) sau thời hạn ba tháng nếu đất của Hãng vẫn cho thuê kinh doanh sai mục đích. Nhưng một năm sau, khi công bố thông tin cổ phần hóa, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: ANTT.
Theo Kết luận Thanh tra, hiện trạng khu đất 5.438 m2 tại số 4 Thụy Khuê do Hãng phim truyện Việt Nam đang quản lý được chia thành hai phần. Một phục vụ cho sản xuất kinh doanh phim ảnh, phần khác được sử dụng kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống. Ảnh: ANTT.
Trong đó, 550 m2 đất tại số 4 Thụy Khuê đã được Hãng cho cá nhân bà Nguyễn Lệ Thủy thuê. Đáng chú ý, Kết luận Thanh tra nêu rõ: "Năm 2016, Hãng phim truyện Việt Nam do ông Nguyễn Văn Nam là Giám đốc đại diện ký hợp đồng cho bà Thủy nhưng không thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam". Ảnh: ANTT.
Sau khi thuê đất, khu nhà In tráng 2 tầng được bà Thủy sử dụng kinh doanh nhà hàng. Tranh chấp xảy ra khi bà Thủy không nộp tiền thuê đất cho Hãng nữa kể từ năm 2011. Năm 2012, trước yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VFS muốn thanh lý hợp đồng thuê đất nhưng bà Thủy không đồng ý. Vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: ANTT.
Tuy nhiên, Thanh tra Sở cho rằng việc ký hợp đồng, cho các cá nhân tổ chức thuê đất kinh doanh của Hãng là trái thẩm quyền, vi phạm Luật Đất đai. Bên cạnh đó, VFS còn vi phạm Luật Đất đai khi nợ, chưa nộp vào ngân sách 2,7 tỷ đồng (tính đến thời điểm thanh tra) tiền thuê đất và tiền phạt nộp chậm. "Để xảy ra vi phạm dất đai như trên là trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam (tên của VFS trước khi cổ phần hóa)", kết luận nêu rõ. Ảnh: ANTT.
Theo đó, Thanh tra kiến nghị UBND Hà Nội yêu cầu chấm dứt các hợp đồng cho cá nhân tổ chức thuê nhà đất trong khuôn viên Hãng phim truyện Việt Nam để kinh doanh trái quy định. Quá thời hạn ba tháng, nếu Hãng phim truyện Việt Nam không xử lý dứt điểm được nội dung trên, Thanh tra đề nghị xem xét, quyết định thu hồi diện tích đất vi phạm Luật đất đai theo quy định. Ảnh: ANTT.
Giá thuê "đất vàng" Sài Thành đắt thứ 2 Đông Nam Á. Nguồn: VTC 14.