Thông tin từ báo Tiền Phong cho biết, theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn mới đây gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ rõ nhiều công trình trái phép trên vịnh Bái Tử Long sẽ bị cưỡng chế và tiến hành xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan.Trước đó, ngày 29/5, UBND huyện Vân Đồn đã thành lập đoàn kiểm tra và ngay trong ngày đã yêu cầu đóng cửa (dừng hoạt động, không cho đón khách) các “resort” trái phép trên vịnh Bái Tử Long, thuộc địa bàn quản lý. Ảnh: Tiền phong.Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, tại khu vực giáp ranh đền Vạ Giếng, từ năm 2012 đến 2016, ông Trần Quốc Dũng đã tự ý xây dựng một nhà sàn gỗ 2 tầng diện tích 80 m2, tuyến kè đá cập tàu dài hơn 100 m, đường bê-tông và một số công trình phục vụ ở tạm cho công nhân. Từ năm 2016 đến nay, ông Dũng đã cho xây thêm gần chục căn nhà, chòi bằng tre. Ảnh: Internet.Gần đó, trên đảo Soi Dâu, ông Phạm Thế Duy được cho thuê đất lâm nghiệp từ năm 2009 để trồng rừng. Thế nhưng, sau đó, ông Duy đã sử dụng đất rừng để xây nhà tầng, kè, cầu tàu... Hồ sơ xử lý vi phạm có yêu cầu cưỡng chế từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Ảnh: Internet.Tại khu vực phía Tây đảo Thẻ Vàng, ông Tô Văn Chương đang quản lý, sử dụng gần 180 ha, trên đó có nhiều công trình xây dựng trái phép như bến cập tàu, 2 nhà tầng, một miếu thờ, một số nhà cấp 4… từ năm 2009. Tại đây cũng có công trình xây dựng vi phạm thuộc Công ty CP Ngọc Long. Ảnh: Tiền phong.Năm 2008, Công ty CP Hoàng Trường tiếp quản khu đất rộng hơn 120 ha để trồng rừng. Đến năm 2006, công ty này đã phá một nhà cũ và xây dựng mới. Dù được cơ quan chức năng địa phương yêu cầu tháo dỡ công trình nhưng đến nay, đơn vị này vẫn phớt lờ. Ảnh: Internet.Tại đảo Nêm rộng 4 ha, có nhiều công trình được xây dựng hoành tráng như: hồ bơi, khuôn viên cây xanh, biệt thự nghỉ dưỡng hơn 30 phòng và gắn biển "resort 3 sao". Tại đây còn có ngôi biệt thự bằng gỗ, 4 căn nhà liền kề 2 bãi tắm, nhà tắm trắng, bến tàu, nhà hàng. Ảnh: Tiền phong.Một đảo khác cũng có hiện tượng vi phạm là Bánh Sữa, rộng khoảng 6 ha, không có dân cư sinh sống. Đảo Bánh Sữa nằm ở vị trí đắc địa giữa vịnh Bái Tử Long, cách trung tâm huyện Vân Đồn chừng 35km. Tại đây, nhiều công trình xây dựng kiên cố được đầu tư mạnh tay để khai thác dịch vụ du lịch chui. Ảnh: Internet.Với quy mô hơn 20 phòng nghỉ cùng khuôn viên khá rộng với các công trình như vườn hoa, nhà ăn, nhà chờ... Bánh Sữa được đầu tư giống một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Công trình đầu tiên khi bước chân lên đảo là khu nhà chờ và nhà lễ tân được trang trí trên một tấm gỗ ghi rõ là “RECEPTION” kèo theo số điện thoại liên hệ. Ảnh: NLĐ.Bên phải từ phía cầu cảng đi vào là một khu nhà ăn riêng biệt vươn hẳn ra biển bằng một hệ thống cầu bê tông kiên cố với tên gọi “nhà Sao Biển”. Chính giữa vườn là một hồ cá trồng xen với hoa súng nhìn rất bắt mắt. Ảnh: Tiền phong.Cách khu ‘nhà Sao Biển” chừng 100 mét là hệ thống 4 dãy nhà nghỉ 2 tầng với các tên gọi “Tu Hài”, “Hải Sâm”, “Sứa” và khu nhà chính. Ảnh: Tiền phong.Với quy mô hơn 20 phòng, tiện nghi của các phòng nghỉ tại đây thường thiết kế từ 2-4 giường phù hợp cho khách đoàn. Khi khách yêu cầu, hy hữu mới có phòng 1 giường đôi. Chủ nhân của hòn đảo thiết kế các hạng mục rất quy mô và kiên cố, tầng 1 của dãy nhà “Hải Sâm” là khu nhà ăn được bày biện bởi 3 bộ bàn ghế gỗ kèm theo các thức uống được bày sẵn trên bàn. Ảnh: Tiền phong.
Thông tin từ báo Tiền Phong cho biết, theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn mới đây gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ rõ nhiều công trình trái phép trên vịnh Bái Tử Long sẽ bị cưỡng chế và tiến hành xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan.
Trước đó, ngày 29/5, UBND huyện Vân Đồn đã thành lập đoàn kiểm tra và ngay trong ngày đã yêu cầu đóng cửa (dừng hoạt động, không cho đón khách) các “resort” trái phép trên vịnh Bái Tử Long, thuộc địa bàn quản lý. Ảnh: Tiền phong.
Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, tại khu vực giáp ranh đền Vạ Giếng, từ năm 2012 đến 2016, ông Trần Quốc Dũng đã tự ý xây dựng một nhà sàn gỗ 2 tầng diện tích 80 m2, tuyến kè đá cập tàu dài hơn 100 m, đường bê-tông và một số công trình phục vụ ở tạm cho công nhân. Từ năm 2016 đến nay, ông Dũng đã cho xây thêm gần chục căn nhà, chòi bằng tre. Ảnh: Internet.
Gần đó, trên đảo Soi Dâu, ông Phạm Thế Duy được cho thuê đất lâm nghiệp từ năm 2009 để trồng rừng. Thế nhưng, sau đó, ông Duy đã sử dụng đất rừng để xây nhà tầng, kè, cầu tàu... Hồ sơ xử lý vi phạm có yêu cầu cưỡng chế từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Ảnh: Internet.
Tại khu vực phía Tây đảo Thẻ Vàng, ông Tô Văn Chương đang quản lý, sử dụng gần 180 ha, trên đó có nhiều công trình xây dựng trái phép như bến cập tàu, 2 nhà tầng, một miếu thờ, một số nhà cấp 4… từ năm 2009. Tại đây cũng có công trình xây dựng vi phạm thuộc Công ty CP Ngọc Long. Ảnh: Tiền phong.
Năm 2008, Công ty CP Hoàng Trường tiếp quản khu đất rộng hơn 120 ha để trồng rừng. Đến năm 2006, công ty này đã phá một nhà cũ và xây dựng mới. Dù được cơ quan chức năng địa phương yêu cầu tháo dỡ công trình nhưng đến nay, đơn vị này vẫn phớt lờ. Ảnh: Internet.
Tại đảo Nêm rộng 4 ha, có nhiều công trình được xây dựng hoành tráng như: hồ bơi, khuôn viên cây xanh, biệt thự nghỉ dưỡng hơn 30 phòng và gắn biển "resort 3 sao". Tại đây còn có ngôi biệt thự bằng gỗ, 4 căn nhà liền kề 2 bãi tắm, nhà tắm trắng, bến tàu, nhà hàng. Ảnh: Tiền phong.
Một đảo khác cũng có hiện tượng vi phạm là Bánh Sữa, rộng khoảng 6 ha, không có dân cư sinh sống. Đảo Bánh Sữa nằm ở vị trí đắc địa giữa vịnh Bái Tử Long, cách trung tâm huyện Vân Đồn chừng 35km. Tại đây, nhiều công trình xây dựng kiên cố được đầu tư mạnh tay để khai thác dịch vụ du lịch chui. Ảnh: Internet.
Với quy mô hơn 20 phòng nghỉ cùng khuôn viên khá rộng với các công trình như vườn hoa, nhà ăn, nhà chờ... Bánh Sữa được đầu tư giống một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Công trình đầu tiên khi bước chân lên đảo là khu nhà chờ và nhà lễ tân được trang trí trên một tấm gỗ ghi rõ là “RECEPTION” kèo theo số điện thoại liên hệ. Ảnh: NLĐ.
Bên phải từ phía cầu cảng đi vào là một khu nhà ăn riêng biệt vươn hẳn ra biển bằng một hệ thống cầu bê tông kiên cố với tên gọi “nhà Sao Biển”. Chính giữa vườn là một hồ cá trồng xen với hoa súng nhìn rất bắt mắt. Ảnh: Tiền phong.
Cách khu ‘nhà Sao Biển” chừng 100 mét là hệ thống 4 dãy nhà nghỉ 2 tầng với các tên gọi “Tu Hài”, “Hải Sâm”, “Sứa” và khu nhà chính. Ảnh: Tiền phong.
Với quy mô hơn 20 phòng, tiện nghi của các phòng nghỉ tại đây thường thiết kế từ 2-4 giường phù hợp cho khách đoàn. Khi khách yêu cầu, hy hữu mới có phòng 1 giường đôi. Chủ nhân của hòn đảo thiết kế các hạng mục rất quy mô và kiên cố, tầng 1 của dãy nhà “Hải Sâm” là khu nhà ăn được bày biện bởi 3 bộ bàn ghế gỗ kèm theo các thức uống được bày sẵn trên bàn. Ảnh: Tiền phong.