Từ những ngôi nhà mặt phố có giá hàng trăm triệu đồng/m2, cho thuê và kinh doanh thuận lợi thì nay các ngôi nhà này phải chịu cạnh "núp xó" sau công trình cầu thang, cột trụ thuộc các hạng mục của các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.Từ khi dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công xây dựng, nhiều ngôi nhà mặt phố ngoài việc ảnh hưởng bởi tiếng ồn, ô nhiễm thì nay còn bị ảnh hưởng bởi các công trình cầu thang lên xuống trên vỉa hè làm che khuất mặt tiền kinh doanh.“Lượng khách đến quán giảm rất nhiều, ngày xưa quán tôi đông, giờ chỉ có khách quen thôi chứ khách lạ thì không có. Do ít khách nên tiền thuê nhà cũng giảm, trước từ 20-12 triệu đồng giờ xuống 10 triệu đồng/một tháng”, chị Hồng, kinh doanh quán cà phê ở phố Hoàng Cầu- Thái Hà mới thuộc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chia sẻ.Không những bị chắn bởi công trình ngổn ngang, quán cà phê của chị Hồng và một số nhà dân gần đó chịu cảnh ô nhiễm. “Từ ngày thi công ở đây rất bụi. Vào ban đêm, rác rưởi, phế thải từ các công trình từ đâu mang đến đổ hết ra trước cửa nhà”, chị Hồng bức xúc.Rác thải, phế liệu dưới chân cầu thang thuộc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông nhiều ngày không được xử lý.“Từ khi có cầu thang chắn trước cửa, quán ăn trở nên vắng tanh, nhiều hôm không có khách nào mà giá tiền thuê nhà để kinh doanh cửa hàng vẫn thế”, chị Dung, chủ cửa hàng ăn chia sẻ.Cảnh “dở khóc, dở cười” khi kinh doanh sau những trụ bê tông, cầu thang che chắn hết diện tích mặt tiền của những ngôi nhà mặt phố vốn có giá trị thương mại cao.Chợ Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) “lãnh trọn” công trình cầu thang lên xuống của khu nhà ga, chắn ngang hết mặt tiền.
Từ những ngôi nhà mặt phố có giá hàng trăm triệu đồng/m2, cho thuê và kinh doanh thuận lợi thì nay các ngôi nhà này phải chịu cạnh "núp xó" sau công trình cầu thang, cột trụ thuộc các hạng mục của các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Từ khi dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công xây dựng, nhiều ngôi nhà mặt phố ngoài việc ảnh hưởng bởi tiếng ồn, ô nhiễm thì nay còn bị ảnh hưởng bởi các công trình cầu thang lên xuống trên vỉa hè làm che khuất mặt tiền kinh doanh.
“Lượng khách đến quán giảm rất nhiều, ngày xưa quán tôi đông, giờ chỉ có khách quen thôi chứ khách lạ thì không có. Do ít khách nên tiền thuê nhà cũng giảm, trước từ 20-12 triệu đồng giờ xuống 10 triệu đồng/một tháng”, chị Hồng, kinh doanh quán cà phê ở phố Hoàng Cầu- Thái Hà mới thuộc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chia sẻ.
Không những bị chắn bởi công trình ngổn ngang, quán cà phê của chị Hồng và một số nhà dân gần đó chịu cảnh ô nhiễm. “Từ ngày thi công ở đây rất bụi. Vào ban đêm, rác rưởi, phế thải từ các công trình từ đâu mang đến đổ hết ra trước cửa nhà”, chị Hồng bức xúc.
Rác thải, phế liệu dưới chân cầu thang thuộc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông nhiều ngày không được xử lý.
“Từ khi có cầu thang chắn trước cửa, quán ăn trở nên vắng tanh, nhiều hôm không có khách nào mà giá tiền thuê nhà để kinh doanh cửa hàng vẫn thế”, chị Dung, chủ cửa hàng ăn chia sẻ.
Cảnh “dở khóc, dở cười” khi kinh doanh sau những trụ bê tông, cầu thang che chắn hết diện tích mặt tiền của những ngôi nhà mặt phố vốn có giá trị thương mại cao.
Chợ Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) “lãnh trọn” công trình cầu thang lên xuống của khu nhà ga, chắn ngang hết mặt tiền.