“Khu rừng đứng” lọc không khí có một không hai ở Italia

Google News

Không ngạc nhiên khi các nhà thiết kế và kỹ sư đua nhau tìm ra các giải pháp lọc không khí. Một trong những ý tượng táo bạo là công trình “khu rừng đứng” ở Milan (italia).

Ý tưởng từ thành phố ô nhiễm nhất châu Âu
Là kinh đô thời trang thế giới, nơi có nhiều đội bóng nổi danh của giải vô địch Italia Seria, nhưng Milan còn được biết đến như một thành phố ô nhiễm bậc nhất châu Âu, kể từ 2008 đến nay.
Ô nhiễm không khí tại đây nghiêm trọng và khẩn cấp đến mức đã có thời điểm (vào năm 2015), chính quyền thành phố đưa ra lệnh cấm ô tô, xe máy lưu thông trong thành phố trong 3 ngày. Thậm chí, các lò nướng bánh pizza cũng phải mở lò trong những ngày này để hạn chế tối đa ô nhiễm.
Có lẽ đó cũng là lý do thôi thúc kiến trúc sư Stefano Boeri sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đến khó tin như một giải pháp chống ô nhiễm hữu hiệu tại đây. Bosco Verticale (khái niệm "Dọc theo chiều dọc") là khái niệm về nhà ở cao tầng được bao phủ bởi cây xanh.
Hệ thống nhà cao tầng này được ví như những khu rừng đứng, có thể giúp thành phố xây dựng mật độ và cải thiện chất lượng không khí. Những " khu rừng đứng" đầu tiên đã ra đời vào năm 2014 tại khu Porta Nuova Isola của Milan.
“Khu rung dung” loc khong khi co mot khong hai o Italia
“Khu rừng đứng” ở Milan (Italia) 
Hai tòa tháp với hơn 100 căn hộ được bao quanh bởi 500 cây xanh cỡ trung bình và lớn, 300 cây loại nhỏ, 5.000 cây bụi và 11.000 cây các loại khác nhau. Như một mô hình phát triển mới cho sự hồi phục của môi trường đô thị, thiết kế tạo thành một môi trường ở sinh thái trong gần 40.000m2. Điều vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể biết: Cây xanh là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để hấp thụ carbon dioxide.
20.000 cây ngang qua tháp đôi này có thể biến đổi khoảng 44.000 pound (gần 20 tấn) carbon dioxide thành oxy mỗi năm. Cây cối, một món quà từ thiên nhiên, cũng có thể giúp nhiệt độ trong nhà mát mẻ và lọc ra các hạt bụi tốt cũng như ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông bên dưới.
Tưởng không khó nhưng… khó không tưởng!
Nhìn bên ngoài tưởng chừng như không quá khó khăn để trồng cây. Tuy nhiên, những tiết lộ của kiến trúc sư Stefano Boeri cho thấy, công đoạn trồng cây khó khăn và phức tạp hơn những gì ông nghĩ rất nhiều.
“Khu rung dung” loc khong khi co mot khong hai o Italia-Hinh-2
Kiến trúc sư Stefano Boeri sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đến khó tin như một giải pháp chống ô nhiễm hữu hiệu tại đây. 
Quá trình trồng “rừng đứng” bắt đầu với việc tập hợp các chuyên gia về kỹ thuật kết cấu và thực vật học để trả lời tất cả các câu hỏi thiết yếu. Đơn cử như cây có thể chống lại các điều kiện cực tím ở độ cao 120m trong không khí như thế nào? Các kỹ sư đã phải tạo ra cách để bảo đảm sự sống của cây trong các thùng chứa từ độ cao này.
Điều này được Laura Gatti, một nhà thực vật học kiến trúc của dự án đúc kết sau quá trình nghiên cứu 3 năm về các loài thực vật địa phương để xác định loài nào sẽ sống sót qua điều kiện đô cao và áp suất không khí của tòa nhà. Dĩ nhiên, sau khi trồng, cây cần được chăm sóc vun xới thường xuyên.
Công đoạn này phải nhờ đến đội quân trên không - những người giống như công nhân lau dọn kính ở các tòa nhà chọc trời vẫn thường thấy. Họ phải thường xuyên đu dây lên xuống tòa nhà để kiểm tra và chăm sóc cây.
Những sáng tạo, công sức của đội ngũ kiến trúc sư, các nhà thực vật học nói trên đã không làm người dân thất vọng. Khi các thành phố tiếp tục vật lộn với ô nhiễm không khí, tình trạng thiếu nhà ở và biến đổi khí hậu, những khu rừng đứng này sẽ là kiến trúc nhà ở cực kỳ cần thiết cho tương lai.
Ông Boeri chia sẻ: “Đây là một loại kiến trúc sinh thái tiếp cận môi trường bền vững. Tôi thực sự hy vọng các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đô thị cũng như nhiều chính trị gia sẽ tiếp tục phát triển hơn những gì chúng tôi đang có”.
Hiện công ty của kiến trúc sư tài năng này đang thực hiện nhiều dự án rừng đứng mới ở châu Âu và Trung Quốc, trong đó có một "Thành phố Rừng" đầy tham vọng ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc).
Theo Phúc Nguyên/PNVN

>> xem thêm

Bình luận(0)