Giá đất ở trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 được quy định dựa trên Quyết định số 96 năm 2014 của UBND TP. Theo đó các quận trung tâm như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng có giá cao nhất. Nhiều tuyến phố có giá đất ở vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2.Tuy nhiên, trên thực tế, mức giao dịch còn cao hơn gấp nhiều lần, ở mức 500 - 800 triệu đồng/m2, có không ít nơi giá còn lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2. Giá đất này có thể so sánh ngang ngửa với đất tại các thành phố lớn nổi tiếng trên thế giới như New York, Paris hay Tokyo.Khảo sát một website chuyên về BĐS trực tuyến, kết quả cho thấy trong top 5 tuyến phố có giá đất dẫn đầu thủ đô thì cả 5 tuyến phố này đều thuộc quận Hoàn Kiếm, đặc biệt các tuyến phố quanh hồ Gươm như Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bảo Khánh, Hàng Hành.... đều có mức giá trung bình trên 1 tỷ đồng/m2. Đặc biệt có một ngôi nhà mặt phố Đinh Tiên Hoàng đang được rao bán với giá 593 tỷ đồng cho diện tích 415 m2.Cũng theo website này, bất động sản ở phố Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang có mức giá trung bình cao nhất thủ đô, phổ biến ở mức 1,03 tỷ đồng/m2.Tiếp theo đó là phố Bảo Khánh, cũng ở mức tròn 1 tỷ đồng/m2.Nằm cách phố Bảo Khánh và hồ Gươm chưa đầy 100m, bất động sản phố Hàng Hành có mức giá kém 1 chút, ở mức 960 triệu đồng/m2. Cả hai tuyến phố Bảo Khánh và Hàng Hành đều nổi tiếng bởi các khách sạn lớn chuyên phục vụ khách du lịch quốc tế đến Hà Nội.Mặc dù có mặt phố nhìn thẳng ra hồ Gươm, giá bất động sản tại phố Hàng Khay lại thấp hơn đáng kể, trung bình ở mức 700 - 800 triệu/m2.Phồ Hàng Đào (phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được đánh giá là rất thuận tiện cho việc buôn bán các mặt hàng như quần áo, đồng hồ thời trang. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về việc mua bán bất động sản trên tuyến phố này, thay vào đó các ngôi nhà mặt tiền thường được cho thuê với giá từ 180 triệu - 220 triệu đồng/ tháng.Dù được định giá ở mức rất cao, trên thực tế, điều kiện sống và sinh hoạt của không ít hộ dân tại khu vực phố cổ Hà Nội lại khá khó khăn. Những lối đi chung đều được các hộ dân tận dụng làm nơi buôn bán đủ các mặt hàng từ quần áo cho đến đồ ăn, tạp hoá....Mật độ dân cư rất cao dẫn đến cảnh tượng sinh sống chật chội, khổ sở đến mức khó tin, có thể kể đến như gia đình ông Nguyễn Phùng Hải (82 tuổi) và bà Nguyễn Thị Xâm cùng hai người con sinh sống trong căn gác xép nhỏ có diện tích chỉ vỏn vẹn 10 m2 trên nóc nhà vệ sinh tại ngõ 107 phố hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dù giá đất tại phố Hàng Bạc được định giá khoảng 750 triệu đồng/m2, căn gác xép của ông Hải có bán giá rẻ cũng không ai mua. Gia đình ông Hải chỉ là số ít trong hàng chục ngàn hộ dân đang bị mắc kẹt trong điều kiện sống khổ sở giữa thủ đô và chỉ biết trông chờ vào kế hoạch giãn dân khu phố cổ của UBND thành phố Hà Nội đã được xây dựng từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai.
Giá đất ở trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 được quy định dựa trên Quyết định số 96 năm 2014 của UBND TP. Theo đó các quận trung tâm như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng có giá cao nhất. Nhiều tuyến phố có giá đất ở vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, trên thực tế, mức giao dịch còn cao hơn gấp nhiều lần, ở mức 500 - 800 triệu đồng/m2, có không ít nơi giá còn lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2. Giá đất này có thể so sánh ngang ngửa với đất tại các thành phố lớn nổi tiếng trên thế giới như New York, Paris hay Tokyo.
Khảo sát một website chuyên về BĐS trực tuyến, kết quả cho thấy trong top 5 tuyến phố có giá đất dẫn đầu thủ đô thì cả 5 tuyến phố này đều thuộc quận Hoàn Kiếm, đặc biệt các tuyến phố quanh hồ Gươm như Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bảo Khánh, Hàng Hành.... đều có mức giá trung bình trên 1 tỷ đồng/m2. Đặc biệt có một ngôi nhà mặt phố Đinh Tiên Hoàng đang được rao bán với giá 593 tỷ đồng cho diện tích 415 m2.
Cũng theo website này, bất động sản ở phố Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang có mức giá trung bình cao nhất thủ đô, phổ biến ở mức 1,03 tỷ đồng/m2.
Tiếp theo đó là phố Bảo Khánh, cũng ở mức tròn 1 tỷ đồng/m2.
Nằm cách phố Bảo Khánh và hồ Gươm chưa đầy 100m, bất động sản phố Hàng Hành có mức giá kém 1 chút, ở mức 960 triệu đồng/m2. Cả hai tuyến phố Bảo Khánh và Hàng Hành đều nổi tiếng bởi các khách sạn lớn chuyên phục vụ khách du lịch quốc tế đến Hà Nội.
Mặc dù có mặt phố nhìn thẳng ra hồ Gươm, giá bất động sản tại phố Hàng Khay lại thấp hơn đáng kể, trung bình ở mức 700 - 800 triệu/m2.
Phồ Hàng Đào (phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được đánh giá là rất thuận tiện cho việc buôn bán các mặt hàng như quần áo, đồng hồ thời trang. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về việc mua bán bất động sản trên tuyến phố này, thay vào đó các ngôi nhà mặt tiền thường được cho thuê với giá từ 180 triệu - 220 triệu đồng/ tháng.
Dù được định giá ở mức rất cao, trên thực tế, điều kiện sống và sinh hoạt của không ít hộ dân tại khu vực phố cổ Hà Nội lại khá khó khăn. Những lối đi chung đều được các hộ dân tận dụng làm nơi buôn bán đủ các mặt hàng từ quần áo cho đến đồ ăn, tạp hoá....
Mật độ dân cư rất cao dẫn đến cảnh tượng sinh sống chật chội, khổ sở đến mức khó tin, có thể kể đến như gia đình ông Nguyễn Phùng Hải (82 tuổi) và bà Nguyễn Thị Xâm cùng hai người con sinh sống trong căn gác xép nhỏ có diện tích chỉ vỏn vẹn 10 m2 trên nóc nhà vệ sinh tại ngõ 107 phố hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dù giá đất tại phố Hàng Bạc được định giá khoảng 750 triệu đồng/m2, căn gác xép của ông Hải có bán giá rẻ cũng không ai mua. Gia đình ông Hải chỉ là số ít trong hàng chục ngàn hộ dân đang bị mắc kẹt trong điều kiện sống khổ sở giữa thủ đô và chỉ biết trông chờ vào kế hoạch giãn dân khu phố cổ của UBND thành phố Hà Nội đã được xây dựng từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai.