1. Dự án Đại Thanh
Dự án Đại Thanh (hay còn gọi là dự án Khu đô thị Đại Thanh) nằm trên đường Phan Trọng Tuệ, dọc theo quốc lộ 70 thuộc xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chủ đầu tư là liên danh giữa Công ty CP đầu tư Hải Phát và Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của ông Lê Thanh Thản. Ảnh: Đất việt.Dự án có quy mô 17 ha, phía Bắc giáp mặt đường 70, phía Đông giáp sông Tô Lịch và cầu Tó, phía Nam giáp sông Nhuệ và phía Tây giáp khu dân cư phường Kiến Hưng - Hà Đông. Dự án là khu công trình có chức năng hỗn hợp bao gồm 6 tòa chung cư cao 32 tầng với 2 tầng hầm; khu biệt thự, nhà liền kề; khu công viên; nhà trẻ; cây xanh và các khu công trình công cộng khác... Ảnh: Internet.Tại kết luận vừa công bố ngày 28/2/2017, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý hình sự vụ việc dự án Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Ảnh: Pháp luật xã hội.Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất đó là dự án chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp, chủ đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước, nhưng chủ đầu tư đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm. Ảnh: Kinh tế đô thị.Trước đó, trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm vào ngày 14/12/2016 trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thừa nhận, khi thành phố đi kiểm tra thì phát hiện khu nhà ở Đại Thanh của ông Lê Thanh Thản đang có những vi phạm hết sức nghiêm trọng. . Ảnh: Kinhdoanh.net4 vi phạm tại dự án Đại Thanh này bao gồm: Xây dựng không phép, xây dựng quá chiều cao quy định, xây cả vào khu không được phép như các vị trí quy hoạch dải cây xanh. Các khu này xây xong đã bán hết, người dân đã vào ở. Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy không đủ, dân cũng chưa cấp được sổ đỏ. 2. Chung cư Xa La Hà Đông
Theo VOV, tháng 12/2016, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố hàng loạt sai phạm về xây dựng tại Dự án Khu nhà ở Xa La, phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), do Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (nay là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) thực hiện. Ảnh: VOV.Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng tại Dự án nói trên cho biết, chiều rộng vỉa hè một số tuyến đường thiếu kích thước, cụ thể: Tại mặt cắt ngang ký hiệu 3-3 quy hoạch được phê duyệt rộng 3m, thực tế rộng khoảng 2,6m, thiếu 0,4m. Tại mặt cắt ngang ký hiệu 5-5 quy hoạch được phê duyệt rộng 5m, thực tế rộng khoảng 4,6m, thiếu 0,2m đến 0,4m. Ảnh: VOV.Ngoài ra, tủ điện hạ thế theo quy hoạch được phê duyệt được đặt trên bệ bê tông cao 0,5m nhưng thực tế được đặt trên bệ gạch cao khoảng 0,1 đến 0,2m. Bên cạnh đó, tại khu đô thị chưa đặt các thùng gom rác nhỏ khoảng cách 50m/thùng trên các trục đường chính đô thị, quảng trường, vườn hoa theo quy hoạch đã được phê duyệt (Trục đường chính vào khu đô thị Xa La rất ít thùng rác theo qui định phê duyệt). Ảnh: VOV.Quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT1 và Trung tâm thương mại cao 25 tầng. Thực tế xây cao 25 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Nhà CT2 và CT3: Quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT2 và CT3 cao 21 tầng. Thực tế xây cao 21 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Nhà CT4: quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT4 cao 33 tầng, thực tế xây cao 34 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Ảnh: VOV.Ngoài ra, theo bản kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, về mật độ xây dựng nhà CT2 được phê duyệt là 45,98%, thực tế được xây dựng khoảng 46,49%. Nhà CT4 được phê duyệt là 50,00%, thực tế được xây khoảng 51,92%. Trung tâm thương mại được duyệt là 40,03%, thực tế được xây dựng khoảng 45,90%. Về diện tích căn hộ chung cư, quy hoạch được phê duyệt diện tích các căn hộ chung cư từ 70m2 đến 150m2. Ảnh: VOV. 3. Tòa nhà PV6
Tòa nhà PV6 thuộc Dự án Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ văn phòng, Dịch vụ thương mại và Nhà ở cao cấp VP6 do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên làm chủ đầu tư.Tại Kết luận Thanh tra số 164/KL-TTr về một số dự án của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu trên địa bàn TP Hà Nội do ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ký và ban hành có nêu, theo quy hoạch được duyệt tòa chung cư VP6 cao 25 tầng, 2 tầng kỹ thuật và 3 tầng hầm. Thế nhưng, chủ đầu tư đã xây vượt thêm 10 tầng thành 35 tầng, 1 tầng áp mái và 1 tầng hầm.Tuy nhiên, khảo sát thực tế của Kiến Thức ngày 22/12/2016 cho thấy, tòa nhà VP6 cao 37 tầng, các tầng xây vượt quá quy định đều chia thành các căn hộ.Ngoài ra, theo quy hoạch, tòa nhà VP6 này phải xây dựng 3 tầng hầm, diện tích tầng hầm quy hoạch được duyệt là 4.941m2, nhưng thực tế chỉ có 1 tầng hầm và trên bản vẽ thiết kế thi công chỉ khoảng 2.637,4m2 (giảm 2.304m2). Do tầng hầm chung cư VP6 không đủ diện tích cho cư dân gửi xe, cư dân buộc phải gửi ở các bãi xe ngoài trời sát tòa nhà, không có mái che.Bên cạnh đó, Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ, từ tầng 2 đến tầng 9 của tòa nhà VP6 đã chuyển đổi mục đích sử dụng từ dịch vụ thương mại, văn phòng thành căn hộ. Mặt khác, các tầng từ 26 trở lên đều không nằm trong quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng vượt tầng. Do đó, tính pháp lý của các căn hộ này trở nên mập mờ. 4. Chung cư VP5 Linh Đàm
Nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, dự án chung cư VP5 do Công ty Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. VP5 là tổ hợp công trình cao 33 tầng bao gồm tầng hầm, trung tâm thương mại, căn hộ, penhouse và tầng kỹ thuật với thiết kế 25 căn/tầng. Dự án khởi công tháng 3/2013, dự kiến hoàn thành vào quý I/2015. Ảnh: H.Lực/GDVN.Theo thông tin trên Soha, dự án chung cư chung cư VP5 từng bị khách hàng tố về việc có nhiều sàn giao dịch rao bán căn hộ ở tầng 30, 31 và 32 trong đó có cả sàn giao dịch Mường Thanh- là sàn giao dịch chính của đại gia Lê Thanh Thản trong khi chỉ được phép xây dựng 29 tầng.Ngay sau đó, thông tin trên VOV đăng tải ngày 15/7/2013 cho biết, Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội… đã tiến hành kiểm tra dự án VP5 Linh Đàm để làm rõ việc tại sao lại xuất hiện rất nhiều “cò” bất động sản có thể giúp người dân mua được căn hộ tại dự án VP5 Linh Đàm với giá chênh lệch cả trăm triệu đồng. 5. Dự án Mường Thanh - Khánh Hòa
Ngoài các dự án chung cư, phải kể đến loạt dự án khách sạn Mường Thanh xây dựng sai phép nổi cộm dư luận vừa qua. Mới đây nhất, ngày 11-6, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo ngừng thi công công trình Mường Thanh - Khánh Hòa cao 48 tầng ở TP Nha Trang. Ảnh tư liệu: Tuổi trẻNguyên nhân dự án bị ngừng thi công là do diện tích xây dựng, tổng mặt bằng và định vị hệ thống trụ thi công của dự án thực tế thay đổi so với hồ sơ bản vẽ thiết kế kèm theo Giấy phép xây dựng được cấp. Do vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu dừng thi công đối với một số hạng mục công trình thi công không đúng với nội dung so với hồ sơ bản vẽ. Ảnh: Tiến Thành/Tuổi trẻ. 6. Dự án Mường Thanh Sài Gòn
Cuối năm ngoái, dự án Mường Thanh Sài Gòn tại địa chỉ 8A, Mạc Đĩnh Chi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM cũng đã bị đình chỉ thi công. Theo thông tin UBND P.Bến Nghé cung cấp cho báo chí, ngày 2/1/2013 UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1.282m2 đất cho DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Ảnh: Thanh niên.Công trình này đã được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng khu văn phòng cao khoảng 20 tầng đến ngày 31/3/2014. Tuy nhiên, khi hết phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công. Ảnh: Internet. Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh
Theo điều tra của báo điện tử Kiến Thức công trình khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh do Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh làm chủ đầu tư được khởi công năm 2011, dù không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai so với tổng mặt bằng quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt về chỉ giới, diện tích và mật độ xây dựng. Ảnh: Internet.Trước những sai phạm trên, Xây dựng Quảng Ninh đã có thông báo số 1340/SXD-TT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND TP Hạ Long nếu chủ đầu tư không thực hiện thì tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên, bất chấp Sở Xây dựng Quảng Ninh đã có nhiều văn bản đôn đốc chủ đầu tư, UBND TP Hạ Long song chủ đầu tư không chấp hành.Chính vì sự buông lỏng trong quản lý nên khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh đã được khánh thành ngày 30/12/2013, thế nhưng giấy phép xây dựng lại được cấp ngày 4/2/2015. Điều này cho thấy, việc coi thường pháp luật, sai phạm của công trình khách sạn của đại gia Lê Thanh Thản đã được các Sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh chạy theo hợp thức hóa. Ảnh: Internet.Một dự án khác của đại gia Lê Thanh Thản cũng bị đình chỉ thi công là dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Coco Mũi Né (P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận). Tại dự án này, chủ đầu tư bị phát hiện xây "lố" gấp 3 lần diện tích được cấp phép. Được biết, dự án được cấp giấy phép xây dựng là 4 tầng (15,5 m) nhưng Tập đoàn Mường Thanh đã xây cao tới 7 tầng (21,5 m). Ảnh: Tuổi trẻ.Đáng chú ý là dù đã được Thanh tra xây dựng thuộc Sở Xây dựng Bình Thuận và UBND P.Hàm Tiến yêu cầu ngưng thi công nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng. Chỉ đến khi Sở Xây dựng cho đoàn kiểm tra ra hiện trường lập biên bản tại chỗ thì việc thi công mới dừng lại. Sở Xây dựng đã xử phạt đơn vị nhà thầu thi công 35 triệu đồng và chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh 50 triệu đồng.. Ảnh: Tuổi trẻ.
1. Dự án Đại Thanh
Dự án Đại Thanh (hay còn gọi là dự án Khu đô thị Đại Thanh) nằm trên đường Phan Trọng Tuệ, dọc theo quốc lộ 70 thuộc xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chủ đầu tư là liên danh giữa Công ty CP đầu tư Hải Phát và Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của ông Lê Thanh Thản. Ảnh: Đất việt.
Dự án có quy mô 17 ha, phía Bắc giáp mặt đường 70, phía Đông giáp sông Tô Lịch và cầu Tó, phía Nam giáp sông Nhuệ và phía Tây giáp khu dân cư phường Kiến Hưng - Hà Đông. Dự án là khu công trình có chức năng hỗn hợp bao gồm 6 tòa chung cư cao 32 tầng với 2 tầng hầm; khu biệt thự, nhà liền kề; khu công viên; nhà trẻ; cây xanh và các khu công trình công cộng khác... Ảnh: Internet.
Tại kết luận vừa công bố ngày 28/2/2017, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý hình sự vụ việc dự án Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Ảnh: Pháp luật xã hội.
Một trong những sai phạm nghiêm trọng nhất đó là dự án chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp, chủ đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước, nhưng chủ đầu tư đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm. Ảnh: Kinh tế đô thị.
Trước đó, trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm vào ngày 14/12/2016 trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thừa nhận, khi thành phố đi kiểm tra thì phát hiện khu nhà ở Đại Thanh của ông Lê Thanh Thản đang có những vi phạm hết sức nghiêm trọng. . Ảnh: Kinhdoanh.net
4 vi phạm tại dự án Đại Thanh này bao gồm: Xây dựng không phép, xây dựng quá chiều cao quy định, xây cả vào khu không được phép như các vị trí quy hoạch dải cây xanh. Các khu này xây xong đã bán hết, người dân đã vào ở. Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy không đủ, dân cũng chưa cấp được sổ đỏ.
2. Chung cư Xa La Hà Đông
Theo VOV, tháng 12/2016, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố hàng loạt sai phạm về xây dựng tại Dự án Khu nhà ở Xa La, phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), do Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (nay là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) thực hiện. Ảnh: VOV.
Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng tại Dự án nói trên cho biết, chiều rộng vỉa hè một số tuyến đường thiếu kích thước, cụ thể: Tại mặt cắt ngang ký hiệu 3-3 quy hoạch được phê duyệt rộng 3m, thực tế rộng khoảng 2,6m, thiếu 0,4m. Tại mặt cắt ngang ký hiệu 5-5 quy hoạch được phê duyệt rộng 5m, thực tế rộng khoảng 4,6m, thiếu 0,2m đến 0,4m. Ảnh: VOV.
Ngoài ra, tủ điện hạ thế theo quy hoạch được phê duyệt được đặt trên bệ bê tông cao 0,5m nhưng thực tế được đặt trên bệ gạch cao khoảng 0,1 đến 0,2m. Bên cạnh đó, tại khu đô thị chưa đặt các thùng gom rác nhỏ khoảng cách 50m/thùng trên các trục đường chính đô thị, quảng trường, vườn hoa theo quy hoạch đã được phê duyệt (Trục đường chính vào khu đô thị Xa La rất ít thùng rác theo qui định phê duyệt). Ảnh: VOV.
Quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT1 và Trung tâm thương mại cao 25 tầng. Thực tế xây cao 25 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Nhà CT2 và CT3: Quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT2 và CT3 cao 21 tầng. Thực tế xây cao 21 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Nhà CT4: quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT4 cao 33 tầng, thực tế xây cao 34 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Ảnh: VOV.
Ngoài ra, theo bản kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, về mật độ xây dựng nhà CT2 được phê duyệt là 45,98%, thực tế được xây dựng khoảng 46,49%. Nhà CT4 được phê duyệt là 50,00%, thực tế được xây khoảng 51,92%. Trung tâm thương mại được duyệt là 40,03%, thực tế được xây dựng khoảng 45,90%. Về diện tích căn hộ chung cư, quy hoạch được phê duyệt diện tích các căn hộ chung cư từ 70m2 đến 150m2. Ảnh: VOV.
3. Tòa nhà PV6
Tòa nhà PV6 thuộc Dự án Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ văn phòng, Dịch vụ thương mại và Nhà ở cao cấp VP6 do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên làm chủ đầu tư.
Tại Kết luận Thanh tra số 164/KL-TTr về một số dự án của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu trên địa bàn TP Hà Nội do ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ký và ban hành có nêu, theo quy hoạch được duyệt tòa chung cư VP6 cao 25 tầng, 2 tầng kỹ thuật và 3 tầng hầm. Thế nhưng, chủ đầu tư đã xây vượt thêm 10 tầng thành 35 tầng, 1 tầng áp mái và 1 tầng hầm.
Tuy nhiên, khảo sát thực tế của Kiến Thức ngày 22/12/2016 cho thấy, tòa nhà VP6 cao 37 tầng, các tầng xây vượt quá quy định đều chia thành các căn hộ.
Ngoài ra, theo quy hoạch, tòa nhà VP6 này phải xây dựng 3 tầng hầm, diện tích tầng hầm quy hoạch được duyệt là 4.941m2, nhưng thực tế chỉ có 1 tầng hầm và trên bản vẽ thiết kế thi công chỉ khoảng 2.637,4m2 (giảm 2.304m2). Do tầng hầm chung cư VP6 không đủ diện tích cho cư dân gửi xe, cư dân buộc phải gửi ở các bãi xe ngoài trời sát tòa nhà, không có mái che.
Bên cạnh đó, Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ, từ tầng 2 đến tầng 9 của tòa nhà VP6 đã chuyển đổi mục đích sử dụng từ dịch vụ thương mại, văn phòng thành căn hộ. Mặt khác, các tầng từ 26 trở lên đều không nằm trong quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng vượt tầng. Do đó, tính pháp lý của các căn hộ này trở nên mập mờ.
4. Chung cư VP5 Linh Đàm
Nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, dự án chung cư VP5 do Công ty Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. VP5 là tổ hợp công trình cao 33 tầng bao gồm tầng hầm, trung tâm thương mại, căn hộ, penhouse và tầng kỹ thuật với thiết kế 25 căn/tầng. Dự án khởi công tháng 3/2013, dự kiến hoàn thành vào quý I/2015. Ảnh: H.Lực/GDVN.
Theo thông tin trên Soha, dự án chung cư chung cư VP5 từng bị khách hàng tố về việc có nhiều sàn giao dịch rao bán căn hộ ở tầng 30, 31 và 32 trong đó có cả sàn giao dịch Mường Thanh- là sàn giao dịch chính của đại gia Lê Thanh Thản trong khi chỉ được phép xây dựng 29 tầng.
Ngay sau đó, thông tin trên VOV đăng tải ngày 15/7/2013 cho biết, Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội… đã tiến hành kiểm tra dự án VP5 Linh Đàm để làm rõ việc tại sao lại xuất hiện rất nhiều “cò” bất động sản có thể giúp người dân mua được căn hộ tại dự án VP5 Linh Đàm với giá chênh lệch cả trăm triệu đồng.
5. Dự án Mường Thanh - Khánh Hòa
Ngoài các dự án chung cư, phải kể đến loạt dự án khách sạn Mường Thanh xây dựng sai phép nổi cộm dư luận vừa qua. Mới đây nhất, ngày 11-6, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo ngừng thi công công trình Mường Thanh - Khánh Hòa cao 48 tầng ở TP Nha Trang. Ảnh tư liệu: Tuổi trẻ
Nguyên nhân dự án bị ngừng thi công là do diện tích xây dựng, tổng mặt bằng và định vị hệ thống trụ thi công của dự án thực tế thay đổi so với hồ sơ bản vẽ thiết kế kèm theo Giấy phép xây dựng được cấp. Do vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu dừng thi công đối với một số hạng mục công trình thi công không đúng với nội dung so với hồ sơ bản vẽ. Ảnh: Tiến Thành/Tuổi trẻ.
6. Dự án Mường Thanh Sài Gòn
Cuối năm ngoái, dự án Mường Thanh Sài Gòn tại địa chỉ 8A, Mạc Đĩnh Chi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM cũng đã bị đình chỉ thi công. Theo thông tin UBND P.Bến Nghé cung cấp cho báo chí, ngày 2/1/2013 UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1.282m2 đất cho DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Ảnh: Thanh niên.
Công trình này đã được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng khu văn phòng cao khoảng 20 tầng đến ngày 31/3/2014. Tuy nhiên, khi hết phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công. Ảnh: Internet.
Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh
Theo điều tra của báo điện tử Kiến Thức công trình khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh do Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh làm chủ đầu tư được khởi công năm 2011, dù không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai so với tổng mặt bằng quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt về chỉ giới, diện tích và mật độ xây dựng. Ảnh: Internet.
Trước những sai phạm trên, Xây dựng Quảng Ninh đã có thông báo số 1340/SXD-TT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND TP Hạ Long nếu chủ đầu tư không thực hiện thì tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên, bất chấp Sở Xây dựng Quảng Ninh đã có nhiều văn bản đôn đốc chủ đầu tư, UBND TP Hạ Long song chủ đầu tư không chấp hành.
Chính vì sự buông lỏng trong quản lý nên khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh đã được khánh thành ngày 30/12/2013, thế nhưng giấy phép xây dựng lại được cấp ngày 4/2/2015. Điều này cho thấy, việc coi thường pháp luật, sai phạm của công trình khách sạn của đại gia Lê Thanh Thản đã được các Sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh chạy theo hợp thức hóa. Ảnh: Internet.
Một dự án khác của đại gia Lê Thanh Thản cũng bị đình chỉ thi công là dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Coco Mũi Né (P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận). Tại dự án này, chủ đầu tư bị phát hiện xây "lố" gấp 3 lần diện tích được cấp phép. Được biết, dự án được cấp giấy phép xây dựng là 4 tầng (15,5 m) nhưng Tập đoàn Mường Thanh đã xây cao tới 7 tầng (21,5 m). Ảnh: Tuổi trẻ.
Đáng chú ý là dù đã được Thanh tra xây dựng thuộc Sở Xây dựng Bình Thuận và UBND P.Hàm Tiến yêu cầu ngưng thi công nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng. Chỉ đến khi Sở Xây dựng cho đoàn kiểm tra ra hiện trường lập biên bản tại chỗ thì việc thi công mới dừng lại. Sở Xây dựng đã xử phạt đơn vị nhà thầu thi công 35 triệu đồng và chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh 50 triệu đồng.. Ảnh: Tuổi trẻ.