Cột tháp cao 124 m trên đỉnh trung tâm Thương mại Thế giới được thắp ánh sáng xanh, trắng và đỏ sau khi Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, thông báo đây là hoạt động tưởng nhớ 128 người thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ở Paris vào đêm 13/11. Ảnh: APTòa nhà Empire State ở thành phố New York thắp ánh sáng dịu để tỏ sự đồng cảm với Paris. Phát biểu ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Chúng ta lại chứng kiến một vụ tấn công gây phẫn nộ nhằm vào thường dân vô tội. Đây không chỉ là hành động tấn công nhằm vào Paris hay người dân Pháp, mà là sự tấn công đối với tất cả nhân loại cùng những giá trị phổ quát mà chúng ta chia sẻ". Ảnh: USA Today.3 màu của lá cờ Pháp cũng được thắp tại công trình nổi tiếng là tượng Chúa Cứu thế ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil. Tổng thống Francois Hollande tuyên bố, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gây ra vụ những tấn công liên hoàn đêm 13/11 tại thủ đô nước Pháp. Ông Hollande mô tả các vụ tấn công, khiến 128 người chết, là "hành động chiến tranh". Người đứng đầu nước Pháp cho biết, cuộc tấn công liên hoàn “được phối hợp, lên kế hoạch và tổ chức từ bên ngoài” với “sự hỗ trợ từ trong lòng nước Pháp”.Ảnh: Twitter/USATodayMái vòm của sân vận động Wembley nổi tiếng ở thủ đô London, Anh cũng mang sắc đỏ, trắng, xanh hướng về nước Pháp. Ảnh: Twitter/USATodayBảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh (trên) và Sky Tower tại Auckland, New Zealand cùng chia sẻ nỗi đau với người dân Paris. Ảnh: Twitter/USATodayKhác vẻ rực rỡ mọi ngày, nhà hát Opera Sydney của Australia mang 3 màu đỏ, trắng, xanh để thể hiện sự đoàn kết với người dân Pháp. Ảnh: Twitter/USATodayKuala Lumpur Tower tại thủ đô của Malaysia tối 14/11. Trên mạng xã hội, cụm từ #prayforparis (cầu nguyện cho Paris) được nhắc tới rất nhiều để bày tỏ sự đồng cảm và sẻ chia với người dân Pháp trước thảm kịch. Ảnh: InstagramUSATodayTòa thị chính của thành phố San Francisco, Mỹ lúc 17h46 (giờ địa phương) ngày 14/11. Trong một tuyên bố, thị trưởng thành phố, ông Edwin Lee, thay mặt cư dân San Francisco bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc nhất" tới người dân Pháp. "Những nạn nhân của hành vi bạo lực vô nghĩa sẽ luôn ở trong những lời cầu nguyện của chúng tôi" ông nói. Ảnh: Twitter/USAToday
Cột tháp cao 124 m trên đỉnh trung tâm Thương mại Thế giới được thắp ánh sáng xanh, trắng và đỏ sau khi Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, thông báo đây là hoạt động tưởng nhớ 128 người thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ở Paris vào đêm 13/11. Ảnh: AP
Tòa nhà Empire State ở thành phố New York thắp ánh sáng dịu để tỏ sự đồng cảm với Paris. Phát biểu ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Chúng ta lại chứng kiến một vụ tấn công gây phẫn nộ nhằm vào thường dân vô tội. Đây không chỉ là hành động tấn công nhằm vào Paris hay người dân Pháp, mà là sự tấn công đối với tất cả nhân loại cùng những giá trị phổ quát mà chúng ta chia sẻ". Ảnh: USA Today.
3 màu của lá cờ Pháp cũng được thắp tại công trình nổi tiếng là tượng Chúa Cứu thế ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil. Tổng thống Francois Hollande tuyên bố, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gây ra vụ những tấn công liên hoàn đêm 13/11 tại thủ đô nước Pháp. Ông Hollande mô tả các vụ tấn công, khiến 128 người chết, là "hành động chiến tranh". Người đứng đầu nước Pháp cho biết, cuộc tấn công liên hoàn “được phối hợp, lên kế hoạch và tổ chức từ bên ngoài” với “sự hỗ trợ từ trong lòng nước Pháp”.Ảnh: Twitter/USAToday
Mái vòm của sân vận động Wembley nổi tiếng ở thủ đô London, Anh cũng mang sắc đỏ, trắng, xanh hướng về nước Pháp. Ảnh: Twitter/USAToday
Bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh (trên) và Sky Tower tại Auckland, New Zealand cùng chia sẻ nỗi đau với người dân Paris. Ảnh: Twitter/USAToday
Khác vẻ rực rỡ mọi ngày, nhà hát Opera Sydney của Australia mang 3 màu đỏ, trắng, xanh để thể hiện sự đoàn kết với người dân Pháp. Ảnh: Twitter/USAToday
Kuala Lumpur Tower tại thủ đô của Malaysia tối 14/11. Trên mạng xã hội, cụm từ #prayforparis (cầu nguyện cho Paris) được nhắc tới rất nhiều để bày tỏ sự đồng cảm và sẻ chia với người dân Pháp trước thảm kịch. Ảnh: InstagramUSAToday
Tòa thị chính của thành phố San Francisco, Mỹ lúc 17h46 (giờ địa phương) ngày 14/11. Trong một tuyên bố, thị trưởng thành phố, ông Edwin Lee, thay mặt cư dân San Francisco bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc nhất" tới người dân Pháp. "Những nạn nhân của hành vi bạo lực vô nghĩa sẽ luôn ở trong những lời cầu nguyện của chúng tôi" ông nói. Ảnh: Twitter/USAToday