Nhiều người băn khoăn cây tài lộc là cây gì, cây may mắn là cây gì, có phải là một loại cây không, làm sao để cây để bàn như cây tài lộc phát triển tốt mà không cần chăm sóc quá nhiều? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm của cây tài lộc
Cây tài lộc hay còn gọi là cây may mắn có tên khoa học là Hylocereus. Cây bắt nguồn từ Châu Mỹ, có ở Châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản và vùng Trung Đông.
Cây tài lộc được dân văn phòng rất ưa chuộng bởi kích thước nhỏ nhắn, bé xinh phù hợp để bàn. Chiều cao trung bình của cây tài lộc dao động khoảng 15 - 20cm. Cây có lá xanh và nhẵn bóng, thường được trồng trong chậu sứ với đa dạng hình thù, kích thước. Thông thường, bên trên mặt đất chậu cây tài lộc sẽ được phủ bởi một lớp cỏ xanh dày đặc và dưới gốc hay có 3 - 5 quả to bằng ngón tay.
Tài lộc có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt do đó rất dễ dàng chăm sóc, không cần phải tưới nước hằng ngày. Cây có sức sống tốt, khỏe khoắn và phát triển đều đặn, thậm chí trong môi trường thiếu ánh sáng, môi trường máy lạnh.
2. Ý nghĩa cây tài lộc
Bên cạnh việc lựa chọn cho trang trí phòng thêm đẹp, nhiều người tìm đến cây tài lộc còn bởi những ý nghĩa tốt lành mà loại cây may mắn này mang lại. Để nói về ý nghĩa cây may mắn, có thể kể đến như sự tài lộc, sự sung túc, sự tinh thông, đem lại cát khí tốt cho văn phòng, nhà ở.
Bên cạnh ý nghĩa về phong thủy, cây tài lộc còn mang đậm ý nghĩa tinh thần. Cây tài lộc cùng cỏ may mắn có khả năng kết hợp hài hòa với nhau, thích hợp để bàn làm việc. Màu xanh mát mắt, dễ chịu giúp người sở hữu như được tiếp thêm năng lượng mỗi khi ngắm nhìn. Màu xanh thư giãn chắc hẳn sẽ giúp an thần, giải tỏa tất cả mệt mỏi, muộn phiền cho dân văn phòng thường xuyên stress, mệt mỏi. Với ngoại hình nhỏ xinh, cây tài lộc thường được dùng như món quà tặng cho đối tác, người thân vào dịp khai trương.
3. Cây tài lộc hợp tuổi gì?
Mang sắc xanh lá tràn trề sức sống, cây tài lộc “sinh ra” để dành cho mệnh Mộc. Người mệnh Mộc nên đặt cây này trên bàn làm việc để áp chế đi tính nóng nảy, giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những vấn đề rắc rối.
4. Cách trồng cây may mắn
- Chuẩn bị
Kỹ thuật trồng cây tài lộc vô cùng đơn giản bởi chúng không yêu cầu cao về điều kiện trồng. Cây tài lộc cao trung bình từ 15 - 20cm sẽ phù hợp với mẫu chậu nhựa, sứ, đất nung,.... thật nhỏ gọn để bàn. Lưu ý khi chọn chậu, hãy chọn những mẫu có đục lỗ dưới đáy khay để cây dễ thoát nước hơn.
Về đất trồng, cây tài lộc là giống cây ưa phát triển trên đất có mùn cao, khả năng giữ ấm và thoát nước tốt. Để tạo ra loại đất thích hợp cho cây, bạn có thể tham khảo cách dùng đất tribat trộn với xơ dừa theo tỷ lệ 2:1.
- Kỹ thuật trồng cây tài lộc
Trước hết, bạn trồng cây tài lộc lên phần đất đã chuẩn bị trước đó. Sau đó, hãy gieo hạt giống cỏ may mắn thật đều lên bề mặt đất trồng. Lưu ý, khi rải, tránh để các hạt giống chồng lên nhau. Đảm bảo rằng khoảng cách giữa các hạt là 1 - 2mm để hạt có không gian nảy mầm dễ dàng. Gieo hạt cần nhất là đều tay và trồng theo mật độ 0,5 – 0,8g/1m2.
Tiếp theo, hãy nén nhẹ hạt cỏ may mắn xuống giá thể sao cho ⅔ hạt nằm dưới mặt đất. Điều này giúp chúng dễ dàng hút được chất dinh dưỡng từ giá thể. Sau khi tiến hành gieo hạt, tưới phun sương cho cây và đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
cay tai loc con duoc goi la cay "than tai", dat o dau loc chay ve cho do - 4
5. Cách chăm sóc cây tài lộc
Thuộc giống cây văn phòng, cây tài lộc rất dễ chăm sóc và không tốn nhiều thời gian của người sở hữu. Về cách chăm sóc cây may mắn này, bạn chỉ cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Ánh sáng: Cây phù hợp với ánh sáng nhẹ, tuy nhiên để cây xanh tốt, thỉnh thoảng nên mang cây ra phơi nắng từ 15-30 phút/ngày vào buổi sáng.
- Nhiệt độ: 15 - 28 độ là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây sống tốt và phát triển mạnh. Tránh để cây trong không gian có điều kiện nhiệt độ trên 35 độ C, điều này khiến cây dễ bị cháy lá, khô héo.
- Nước: Vì thuộc giống cây phù hợp cho văn phòng nên cây tài lộc không yêu cầu quá cao về điều kiện nước. Chỉ cần đáp ứng đủ nước cho cây 1 tuần 1 lần là cây đã có thể sinh trưởng tốt. Không nên để cây dưới trời mưa dễ làm úng lớp cỏ và dẫn tới hỏng cây.
- Phòng bệnh: Cây tài lộc thường mắc bệnh do nguyên nhân bị tưới nước quá nhiều mà nước không thoát ra được. Đất bị ẩm lâu ngày, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến tình trạng thối cây. Để giải quyết vấn đề này, hãy cắt bỏ phần thối, tiến hành phơi đất hoặc thay đất mới cho cây.