Bộ Công Thương đang xem xét việc Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco, thuộc Bộ Công thương) có dấu hiệu bán rẻ khu đất vàng rộng 6.000 m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) do đơn vị này quản lý. Đây được xem là khu đất có vị trí cực kỳ đắc địa với 4 mặt tiền đường giữa trung tâm quận như Hai Bà Trưng - Đông Du - Thi Sách - Công trường Mê Linh, mà theo giới chuyên môn thì giá trị lên đến hàng tỷ đồng/m2.Đặc biệt, khu đất càng có giá trị "đỉnh" hơn khi vị trí mặt tiền đường Công trường Mê Linh đối diện với sông Sài Gòn. Theo một lãnh đạo Cục Công nghiệp (thuộc Bộ Công thương) trả lời báo chí, nhiều cán bộ về hưu có liên quan đã được mời đến để phục vụ công tác xem xét việc Sabeco bán đất vàng. Ảnh: Lê Quân/Zing.Khu đất vàng nói trên vốn là sở hữu của Sabeco (doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương). Năm 2015, Sabeco cùng 3 nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Attland, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hà An (Công ty Hà An) và Công ty cổ phần đầu tư Mê Linh (Công ty Mê Linh) cùng hợp tác thành lập Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl để khai thác khu đất.Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Sabeco tuyên bố thoái vốn. Sabeco đã bán đấu giá cổ phần của mình cho chính các cổ đông sáng lập, thu về khoảng 196,64 tỷ đồng vào tháng 6/2016, bất chấp nhóm cổ đông đã giới thiệu dự án khu phức hợp nói trên ra thị trường hồi đầu năm 2016. Chỉ 4 tháng sau (tháng 10/2016), Sabeco Pearl được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh, nhân sự cấp cao của doanh nghiệp này cũng thay đổi. Các cổ đông sáng lập ban đầu cũng thoái sạch vốn tại khu đất vàng này.Trong khi đó, theo giới kinh doanh bất động sản, khu đất có vị trí đắc địa 4 mặt tiền đường này ước tính mỗi m2 đất sẽ có giá không dưới 1 tỷ đồng. Như vậy khu đất này có giá hơn 6 nghìn tỷ đồng.Được biết, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từng được quảng cáo sẽ xây dựng khu phức hợp căn hộ thương mại, văn phòng, khách sạn 6 sao quy mô 2 tòa tháp đôi cao 36-48 tầng, trong đó có 9 tầng khối đế, còn lại chủ yếu là căn hộ với diện tích 68-105 m2, quy mô diện tích lên đến hơn 6 nghìn m2.Tuy nhiên đến thời điểm này (ngày 10/7/2018), theo ghi nhận của PV Kiến Thức, khu đất chỉ được bao quanh bằng những hàng rào. Nhiều người bán hàng rong tận dụng lấn chiếm để kinh doanh trông vô cùng nhếch nhác.Bảng giới thiệu thông tin quy mô công trình phai nhạt theo thời gian, trong khi khu "đất vàng" nghi bị bán rẻ vẫn còn bỏ trống.Cảnh nhếch nhác xung quanh hàng rào công trình khu đất vàng 4 mặt tiền giữa Sài Gòn nghi bị Sabeco bán "rẻ mạt".Sau khi dựng hàng rào khu đất bỏ trống, một thời gian cho thuê làm bãi giữ xe, hiện tại bãi giữ xe này đã đóng cửa, khu đất tiếp tục bỏ trống và không có dấu hiệu thi công.Một số chuyên gia cho rằng, việc Sabeco thoái vốn khỏi Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl (Sabeco Pearl) và Sabeco Pearl được giao khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, không qua đấu giá có nhiều uẩn khúc cần được làm rõ.
Bộ Công Thương đang xem xét việc Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco, thuộc Bộ Công thương) có dấu hiệu bán rẻ khu đất vàng rộng 6.000 m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) do đơn vị này quản lý. Đây được xem là khu đất có vị trí cực kỳ đắc địa với 4 mặt tiền đường giữa trung tâm quận như Hai Bà Trưng - Đông Du - Thi Sách - Công trường Mê Linh, mà theo giới chuyên môn thì giá trị lên đến hàng tỷ đồng/m2.
Đặc biệt, khu đất càng có giá trị "đỉnh" hơn khi vị trí mặt tiền đường Công trường Mê Linh đối diện với sông Sài Gòn. Theo một lãnh đạo Cục Công nghiệp (thuộc Bộ Công thương) trả lời báo chí, nhiều cán bộ về hưu có liên quan đã được mời đến để phục vụ công tác xem xét việc Sabeco bán đất vàng. Ảnh: Lê Quân/Zing.
Khu đất vàng nói trên vốn là sở hữu của Sabeco (doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương). Năm 2015, Sabeco cùng 3 nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Attland, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hà An (Công ty Hà An) và Công ty cổ phần đầu tư Mê Linh (Công ty Mê Linh) cùng hợp tác thành lập Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl để khai thác khu đất.
Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Sabeco tuyên bố thoái vốn. Sabeco đã bán đấu giá cổ phần của mình cho chính các cổ đông sáng lập, thu về khoảng 196,64 tỷ đồng vào tháng 6/2016, bất chấp nhóm cổ đông đã giới thiệu dự án khu phức hợp nói trên ra thị trường hồi đầu năm 2016. Chỉ 4 tháng sau (tháng 10/2016), Sabeco Pearl được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh, nhân sự cấp cao của doanh nghiệp này cũng thay đổi. Các cổ đông sáng lập ban đầu cũng thoái sạch vốn tại khu đất vàng này.
Trong khi đó, theo giới kinh doanh bất động sản, khu đất có vị trí đắc địa 4 mặt tiền đường này ước tính mỗi m2 đất sẽ có giá không dưới 1 tỷ đồng. Như vậy khu đất này có giá hơn 6 nghìn tỷ đồng.
Được biết, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từng được quảng cáo sẽ xây dựng khu phức hợp căn hộ thương mại, văn phòng, khách sạn 6 sao quy mô 2 tòa tháp đôi cao 36-48 tầng, trong đó có 9 tầng khối đế, còn lại chủ yếu là căn hộ với diện tích 68-105 m2, quy mô diện tích lên đến hơn 6 nghìn m2.
Tuy nhiên đến thời điểm này (ngày 10/7/2018), theo ghi nhận của PV Kiến Thức, khu đất chỉ được bao quanh bằng những hàng rào. Nhiều người bán hàng rong tận dụng lấn chiếm để kinh doanh trông vô cùng nhếch nhác.
Bảng giới thiệu thông tin quy mô công trình phai nhạt theo thời gian, trong khi khu "đất vàng" nghi bị bán rẻ vẫn còn bỏ trống.
Cảnh nhếch nhác xung quanh hàng rào công trình khu đất vàng 4 mặt tiền giữa Sài Gòn nghi bị Sabeco bán "rẻ mạt".
Sau khi dựng hàng rào khu đất bỏ trống, một thời gian cho thuê làm bãi giữ xe, hiện tại bãi giữ xe này đã đóng cửa, khu đất tiếp tục bỏ trống và không có dấu hiệu thi công.
Một số chuyên gia cho rằng, việc Sabeco thoái vốn khỏi Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl (Sabeco Pearl) và Sabeco Pearl được giao khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, không qua đấu giá có nhiều uẩn khúc cần được làm rõ.