Dù bác sĩ vẫn khuyên bà bầu nên tránh xa các loại thức ăn ngọt trong suốt thời gian mang thai do ẩn chứa nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, lại khuyên bà bầu nên ăn sô cô la đen. Nó có thể làm giảm huyết áp, tăng tâm trạng của bạn và ngăn chặn nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật...
1. Ngăn ngừa tiền sản giật. Theo một bài báo năm 2008 trong tạp chí Anthem BlueCross BlueShield cho thấy, sô cô la đen có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật, một bệnh nặng khi mang thai với những diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho mẹ và con.
Các nhà khoa học tại Đại học Yale tiến hành nghiên cứu trên 2.500 phụ nữ mang thai, nhóm thai phụ thường xuyên ăn sô cô la ít nhất 5 lần/tuần giảm khả năng bị tiền sản giật đến trên 40% so với nhóm thai phụ không ăn hoặc ăn ít sô cô la.
2. Điều trị huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Ca cao, nguyên liệu chính được dùng để chế biến món sô cô la thơm ngon, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc điều hòa huyết áp ở thai phụ bằng cách làm cho các mạch máu giãn nở tốt hơn.
Song song với đó, chất oxit nitric trong sô cô la cũng có tác dụng giảm tình trạng cao huyết áp, và magie cùng nguyên tố đồng trong sô cô la đen còn được biết đến nhờ công dụng duy trì huyết áp liên tục ở trạng thái bình thường.
3. Chống ôxy hóa. Hàm lượng các chất chống ôxy hóa dồi dào trong sô cô la giúp trung hòa các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, thai nhi sẽ không phải gánh chịu những tác động nguy hiểm do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, Chất chống oxy hóa có trong sô cô la có tác dụng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, giúp chống ung thư và hỗ trợ hệ thống tim mạch.
4. Giúp mẹ bầu bỏ xa chứng trầm cảm. Các đặc tính có trong sô cô la sẽ kích thích sản xuất các dẫn truyền thần kinh được gọi là endorphins trong não, tủy sống, và các bộ phận khác của cơ thể tạo cho bạn cảm giác khỏe khoắn.
Endorphin còn được xem là “thuốc giảm đau tự nhiên” do cơ thể sản xuất ra, do đó, nếu tiêu thụ nhiều sô cô la trong suốt thai kỳ cũng giúp bà bầu giảm được các chứng đau nhức khi bầu bí. Theo báo cáo trên tạp chí New Scientist, những mẹ bầu thuờng xuyên ăn sô cô la trong thai kỳ có nhiều khả năng sinh con vui vẻ và năng động hơn.
5. Giảm cholesterol trong máu đến 10%. Sô cô la đen không chứa nhiều chất béo và đường. Do đó, nếu dùng ở mức vừa phải, có tác dụng làm hạ thấp mức cholesterol trong cơ thể thai phụ. Một chất khác trong sô cô la là serotonin - hoạt động như một thuốc chống trầm cảm và cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
6. Chứa chất béo không bão hòa, gọi là axit oleic. Chất béo này cũng có trong dầu olive. Sô cô la còn chứa chất béo bão hòa gọi là axit stearic nhưng nghiên cứu cho thấy, axit stearic không có tác động tiêu cực đến cholesterol cho nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm ăn sô cô la.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, Phụ nữ mang bầu được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ ăn uống của họ và tiêu thụ sô cô la. Hãy nhớ rằng ăn sô cô la quá nhiều hay bất kỳ món tráng miệng nào, cũng có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn và các biến chứng khác khi mang thai.
Dù bác sĩ vẫn khuyên bà bầu nên tránh xa các loại thức ăn ngọt trong suốt thời gian mang thai do ẩn chứa nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, lại khuyên bà bầu nên ăn sô cô la đen. Nó có thể làm giảm huyết áp, tăng tâm trạng của bạn và ngăn chặn nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật...
1. Ngăn ngừa tiền sản giật. Theo một bài báo năm 2008 trong tạp chí Anthem BlueCross BlueShield cho thấy, sô cô la đen có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật, một bệnh nặng khi mang thai với những diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho mẹ và con.
Các nhà khoa học tại Đại học Yale tiến hành nghiên cứu trên 2.500 phụ nữ mang thai, nhóm thai phụ thường xuyên ăn sô cô la ít nhất 5 lần/tuần giảm khả năng bị tiền sản giật đến trên 40% so với nhóm thai phụ không ăn hoặc ăn ít sô cô la.
2. Điều trị huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Ca cao, nguyên liệu chính được dùng để chế biến món sô cô la thơm ngon, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc điều hòa huyết áp ở thai phụ bằng cách làm cho các mạch máu giãn nở tốt hơn.
Song song với đó, chất oxit nitric trong sô cô la cũng có tác dụng giảm tình trạng cao huyết áp, và magie cùng nguyên tố đồng trong sô cô la đen còn được biết đến nhờ công dụng duy trì huyết áp liên tục ở trạng thái bình thường.
3. Chống ôxy hóa. Hàm lượng các chất chống ôxy hóa dồi dào trong sô cô la giúp trung hòa các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, thai nhi sẽ không phải gánh chịu những tác động nguy hiểm do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, Chất chống oxy hóa có trong sô cô la có tác dụng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, giúp chống ung thư và hỗ trợ hệ thống tim mạch.
4. Giúp mẹ bầu bỏ xa chứng trầm cảm. Các đặc tính có trong sô cô la sẽ kích thích sản xuất các dẫn truyền thần kinh được gọi là endorphins trong não, tủy sống, và các bộ phận khác của cơ thể tạo cho bạn cảm giác khỏe khoắn.
Endorphin còn được xem là “thuốc giảm đau tự nhiên” do cơ thể sản xuất ra, do đó, nếu tiêu thụ nhiều sô cô la trong suốt thai kỳ cũng giúp bà bầu giảm được các chứng đau nhức khi bầu bí. Theo báo cáo trên tạp chí New Scientist, những mẹ bầu thuờng xuyên ăn sô cô la trong thai kỳ có nhiều khả năng sinh con vui vẻ và năng động hơn.
5. Giảm cholesterol trong máu đến 10%. Sô cô la đen không chứa nhiều chất béo và đường. Do đó, nếu dùng ở mức vừa phải, có tác dụng làm hạ thấp mức cholesterol trong cơ thể thai phụ. Một chất khác trong sô cô la là serotonin - hoạt động như một thuốc chống trầm cảm và cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
6. Chứa chất béo không bão hòa, gọi là axit oleic. Chất béo này cũng có trong dầu olive. Sô cô la còn chứa chất béo bão hòa gọi là axit stearic nhưng nghiên cứu cho thấy, axit stearic không có tác động tiêu cực đến cholesterol cho nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm ăn sô cô la.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, Phụ nữ mang bầu được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ ăn uống của họ và tiêu thụ sô cô la. Hãy nhớ rằng ăn sô cô la quá nhiều hay bất kỳ món tráng miệng nào, cũng có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn và các biến chứng khác khi mang thai.