Sốt. Tập thể dục khi bạn đang không được khỏe, bạn bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng là một ý tưởng hoàn toàn điên rồ. Sốt là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và cần phải được nghỉ ngơi, việc tập thể dục sẽ không khiến bạn khỏe lên ngay được mà ngược lại điều này càng khiến bạn thêm mệt mỏi. Khi bạn thấy trong người không được khỏe. Các chuyên gia y tế ở đại học Harvard cho rằng bạn nên tránh xa những hoạt động tập thể dục sau khi sinh nếu bạn gặp phải những hiện tượng buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó thở. Bị thiếu máu sau sinh. Nếu bị mất quá nhiều máu trong quá trình sinh nở, thì các bà mẹ chưa nên nghĩ tới vấn đề tập thể dục giảm cân. Nếu cứ cố tập thể dục giảm cân sẽ làm cho lượng máu càng thiếu hụt và nguy hiểm tính mạng. Bởi vậy, các mẹ hãy tự bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp cơ thể ổn định. Các vấn đề về bàng quang. Nếu bạn gặp khó khăn đi đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu thì bạn cũng nên tạm gác lại hoạt động này. Nếu sau 4 - 6 tuần, bạn vẫn bị rò rỉ nước tiểu, bạn cần phải tránh tập thể dục cho đến khi bạn đã được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên. Bởi nếu không cẩn thận, việc luyện tập sẽ khiến các vấn đề về bàng quang của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Chân của bạn gặp vấn đề. Nếu bạn ấn vào các vị trí trên chân thấy có điểm đau, điểm đỏ tấy, sưng thì bạn cần chú ý bởi đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể của bạn, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Nếu bạn bị chứng bệnh này, bạn cần tránh tuyệt đối tập thể dục. Vẫn đau sau mổ đẻ. Những trường hợp chị em mổ đẻ luôn được các y bác sĩ khuyên nên chú ý vận động nhẹ nhàng song nhiều người lại vẫn cố gắng tập thể dục với cường độ cao những mong lấy lại nhanh vóc dáng. Chị em nên nghỉ ngơi thời gian đầu và trước khi tham gia vận động thể dục nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đau tức ngực. Nếu ngực của bạn bị căng sữa, đau, đỏ hoặc sưng lên, bạn có thể có viêm vú hoặc viêm tuyến sữa. Bạn nên tránh tập thể dục khi các dấu hiệu cảnh báo sau khi sinh này có mặt. Đau. Nếu bạn chỉ đơn giản là cảm thấy không khỏe hoặc bị đau ở đâu đó trong cơ thể, bạn cần tránh xa tập thể dục. Nếu cơn đau không kéo dài, bạn có thể hỏi bác sĩ của mình về những lý do. Tóm lại, trước khi tập thể dục, bạn cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ hoặc lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình để biết sức mình hiện tại như thế nào và bạn cần phải nắm rõ được tập thể dục thế nào là an toàn cho chính bản thân mình.
Sốt. Tập thể dục khi bạn đang không được khỏe, bạn bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng là một ý tưởng hoàn toàn điên rồ. Sốt là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và cần phải được nghỉ ngơi, việc tập thể dục sẽ không khiến bạn khỏe lên ngay được mà ngược lại điều này càng khiến bạn thêm mệt mỏi.
Khi bạn thấy trong người không được khỏe. Các chuyên gia y tế ở đại học Harvard cho rằng bạn nên tránh xa những hoạt động tập thể dục sau khi sinh nếu bạn gặp phải những hiện tượng buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó thở.
Bị thiếu máu sau sinh. Nếu bị mất quá nhiều máu trong quá trình sinh nở, thì các bà mẹ chưa nên nghĩ tới vấn đề tập thể dục giảm cân. Nếu cứ cố tập thể dục giảm cân sẽ làm cho lượng máu càng thiếu hụt và nguy hiểm tính mạng. Bởi vậy, các mẹ hãy tự bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp cơ thể ổn định.
Các vấn đề về bàng quang. Nếu bạn gặp khó khăn đi đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu thì bạn cũng nên tạm gác lại hoạt động này. Nếu sau 4 - 6 tuần, bạn vẫn bị rò rỉ nước tiểu, bạn cần phải tránh tập thể dục cho đến khi bạn đã được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên. Bởi nếu không cẩn thận, việc luyện tập sẽ khiến các vấn đề về bàng quang của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Chân của bạn gặp vấn đề. Nếu bạn ấn vào các vị trí trên chân thấy có điểm đau, điểm đỏ tấy, sưng thì bạn cần chú ý bởi đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể của bạn, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Nếu bạn bị chứng bệnh này, bạn cần tránh tuyệt đối tập thể dục.
Vẫn đau sau mổ đẻ. Những trường hợp chị em mổ đẻ luôn được các y bác sĩ khuyên nên chú ý vận động nhẹ nhàng song nhiều người lại vẫn cố gắng tập thể dục với cường độ cao những mong lấy lại nhanh vóc dáng. Chị em nên nghỉ ngơi thời gian đầu và trước khi tham gia vận động thể dục nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đau tức ngực. Nếu ngực của bạn bị căng sữa, đau, đỏ hoặc sưng lên, bạn có thể có viêm vú hoặc viêm tuyến sữa. Bạn nên tránh tập thể dục khi các dấu hiệu cảnh báo sau khi sinh này có mặt.
Đau. Nếu bạn chỉ đơn giản là cảm thấy không khỏe hoặc bị đau ở đâu đó trong cơ thể, bạn cần tránh xa tập thể dục. Nếu cơn đau không kéo dài, bạn có thể hỏi bác sĩ của mình về những lý do.
Tóm lại, trước khi tập thể dục, bạn cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ hoặc lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình để biết sức mình hiện tại như thế nào và bạn cần phải nắm rõ được tập thể dục thế nào là an toàn cho chính bản thân mình.