Vì rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ, nên thời điểm làm công việc này tốt nhất là lúc bụng bé đói, không có thức ăn. Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay và nhúng vào nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé. Nên rơ theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.Nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng sớm sau khi bé ngủ dậy.Các mẹ nên dùng gạc rơ đã tiêt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9% để rơ cho bé sẽ rất sạch và an toàn. Đối với các bé ăn sữa ngoài lại càng cần phải rơ lưỡi thường xuyên. Theo dân gian nếu bé bị tưa lưỡi nhiều thì bạn có thể dùng rau ngót rửa thật sạch rồi giã ra vắt lấy nước để rơ lưỡi cho bé. Nước lá ngót nguyên chất rất mát, đánh lưỡi rất sạch mà không bị nóng. Rơ lưỡi cho bé ngày làm 2 lần vào sáng sớm khi bé ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá hẹ rửa sạch, giã dập cho chút nước đun sôi, để nguội. Dùng nước này rơ miệng của bé cũng tốt không kém lá rau ngót. Rơ lưỡi đúng cách sẽ giúp bảo vệ con yêu của bạn, và không làm bé khó chịu.
Vì rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ, nên thời điểm làm công việc này tốt nhất là lúc bụng bé đói, không có thức ăn.
Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay và nhúng vào nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
Nên rơ theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
Nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng sớm sau khi bé ngủ dậy.
Các mẹ nên dùng gạc rơ đã tiêt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9% để rơ cho bé sẽ rất sạch và an toàn.
Đối với các bé ăn sữa ngoài lại càng cần phải rơ lưỡi thường xuyên.
Theo dân gian nếu bé bị tưa lưỡi nhiều thì bạn có thể dùng rau ngót rửa thật sạch rồi giã ra vắt lấy nước để rơ lưỡi cho bé.
Nước lá ngót nguyên chất rất mát, đánh lưỡi rất sạch mà không bị nóng. Rơ lưỡi cho bé ngày làm 2 lần vào sáng sớm khi bé ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá hẹ rửa sạch, giã dập cho chút nước đun sôi, để nguội. Dùng nước này rơ miệng của bé cũng tốt không kém lá rau ngót.
Rơ lưỡi đúng cách sẽ giúp bảo vệ con yêu của bạn, và không làm bé khó chịu.