Mẹ nhớ thay tã thường xuyên cho bé. Khi mẹ để bé mặc tã quá lâu, các chất thải, vi khuẩn trong phân, nước tiểu sẽ ngấm vào da bé và tạo điều kiện cho tình trạng hăm tã phát triển. Do đó, mẹ nhớ thay tã cho bé sau mỗi lần bé đi đại tiện, giúp da bé luôn sạch sẽ, khô ráo; còn nếu bé đi tè thì mẹ nên thay tã bỉm sau 4-5 giờ sẽ khiến bé không thấy khó chịu khi mang tã nặng nước tiểu. Vệ sinh sạch sẽ cho bé khi thay tã. Nhiều phụ huynh vì vội vàng, vì sợ con lạnh nên khi thay tã cho con thường không chú ý vệ sinh sạch sẽ và vội vã mặc tã cho bé khi chưa lau khô nước trên da. Làn da bé ẩm ướt, lại chưa được lau rửa sạch sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và tình trạng hăm tã phát triển.Khi thay tã cho con, mẹ phải rửa tay thật sạch, dùng nước ấm lau rửa sạch sẽ phân và nước tiểu dính vào da bé. Mẹ nhớ lau rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới đến hậu môn để vi khuẩn không lây ngược từ hậu môn vào bộ phận sinh dục. Ngoài ra, mẹ cũng nhớ lau sạch nhưng phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Chọn tã giấy thấm hút tốt, mềm mại cho con yêu. Cho bé mặc loại tã giấy có khả năng thấm hút tốt sẽ khiến da bé luôn sạch sẽ, khô ráo sau mỗi lần đi vệ sinh. Da bé sẽ khô thoáng cả ngày và bé thoải mái vui đùa, ngủ ngon giấc, mẹ cũng không mất công thay tã cho bé nhiều lần.Bên cạnh đó, mẹ nhớ chọn cho bé loại tã giấy mềm mại, như thế bé tha hồ vận động mà không lo bề mặt tã thô ráp sẽ làm trầy xước da. Lớp bề mặt và màng đáy mềm mại, thoáng khí, giúp da bé luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng hăm tã. Phần thun chân và thun lưng mềm mại, co giãn tốt để bé thoải mái vận động mà không lo bị các vết hằn đỏ trên da. Chú ý đến quần áo và nước xả vải. Nhiều bé có làn da nhạy cả, mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng cho quần áo bé mặc. Có loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm vì thành phần hóa học có trong nước xả vải. Khi thấy con bị hăm, mẹ hãy tạm ngưng dùng nước xả vải, nên ngừng dùng trong một thời gian ngắn để đảm bảo sự an toàn cho làn da bé. Ngoài ra, bạn có thể bôi kem chống hăm khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã. Thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.
Mẹ nhớ thay tã thường xuyên cho bé. Khi mẹ để bé mặc tã quá lâu, các chất thải, vi khuẩn trong phân, nước tiểu sẽ ngấm vào da bé và tạo điều kiện cho tình trạng hăm tã phát triển. Do đó, mẹ nhớ thay tã cho bé sau mỗi lần bé đi đại tiện, giúp da bé luôn sạch sẽ, khô ráo; còn nếu bé đi tè thì mẹ nên thay tã bỉm sau 4-5 giờ sẽ khiến bé không thấy khó chịu khi mang tã nặng nước tiểu.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé khi thay tã. Nhiều phụ huynh vì vội vàng, vì sợ con lạnh nên khi thay tã cho con thường không chú ý vệ sinh sạch sẽ và vội vã mặc tã cho bé khi chưa lau khô nước trên da. Làn da bé ẩm ướt, lại chưa được lau rửa sạch sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và tình trạng hăm tã phát triển.
Khi thay tã cho con, mẹ phải rửa tay thật sạch, dùng nước ấm lau rửa sạch sẽ phân và nước tiểu dính vào da bé. Mẹ nhớ lau rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới đến hậu môn để vi khuẩn không lây ngược từ hậu môn vào bộ phận sinh dục. Ngoài ra, mẹ cũng nhớ lau sạch nhưng phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
Chọn tã giấy thấm hút tốt, mềm mại cho con yêu. Cho bé mặc loại tã giấy có khả năng thấm hút tốt sẽ khiến da bé luôn sạch sẽ, khô ráo sau mỗi lần đi vệ sinh. Da bé sẽ khô thoáng cả ngày và bé thoải mái vui đùa, ngủ ngon giấc, mẹ cũng không mất công thay tã cho bé nhiều lần.
Bên cạnh đó, mẹ nhớ chọn cho bé loại tã giấy mềm mại, như thế bé tha hồ vận động mà không lo bề mặt tã thô ráp sẽ làm trầy xước da. Lớp bề mặt và màng đáy mềm mại, thoáng khí, giúp da bé luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng hăm tã. Phần thun chân và thun lưng mềm mại, co giãn tốt để bé thoải mái vận động mà không lo bị các vết hằn đỏ trên da.
Chú ý đến quần áo và nước xả vải. Nhiều bé có làn da nhạy cả, mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng cho quần áo bé mặc. Có loại nước xả dùng riêng cho quần áo trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng gây kích ứng da, gây hăm vì thành phần hóa học có trong nước xả vải. Khi thấy con bị hăm, mẹ hãy tạm ngưng dùng nước xả vải, nên ngừng dùng trong một thời gian ngắn để đảm bảo sự an toàn cho làn da bé.
Ngoài ra, bạn có thể bôi kem chống hăm khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã. Thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.