Trẻ em sinh ra có những phản xạ ngậm, mút tự nhiên ở miệng. Khi người lớn đưa một vật gì đó lại miệng của trẻ, trẻ sẽ tự dưng há miệng và mút vào. Vì vậy, việc người lớn để trẻ ngậm núm vú giả sẽ tạo thành thói quen và sau này trẻ sẽ phụ thuộc vào núm vú giả rất nhiều. Đôi lúc, trẻ không thích bú mẹ mà lại chỉ thích ngậm núm vú giả. Bé ghiền ti giả thì sau này sẽ phải “cai nghiện” và có thể cũng sẽ khó khăn khi “cai nghiện”. Cho trẻ ngậm ti giả sớm có thể gây ảnh hưởng đến bú mẹ, làm việc bú mẹ khó khăn hơn, vì việc bú mẹ khác hẳn với việc bú bình hay ngậm núm vú giả, có khi, nó còn làm giảm cảm giác ngon miệng khi bú mẹ.Ngậm ti giả có thể làm bé bị viêm họng, tiêu chảy nếu giữ vệ sinh núm ti giả không tốt. Núm ti giả có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Khi ngậm mút, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ bị đầy hơi. Trẻ mút núm vú giả thường xuyên cũng làm dạ dày và nhu động ruột co bóp theo khiến trẻ có thể bị co thắt ruột và đau bụng.Nếu dùng núm vú giả với mục đích dễ ngủ, trẻ sẽ rất dễ bị giật mình, khóc thét khi núm vú giả rời khỏi miệng. Các bác sĩ cho rằng việc ngậm núm vú giả sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển răng ở hàm dưới của trẻ, răng khó mọc và môi sẽ bị trề ra gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới. Do vậy chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu. Ngoài ra, dùng núm vú giả cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Trẻ ngậm ti giả lâu hầu hết đều ít nói, chậm giao tiếp, ít cười, ít biểu hiện cảm xúc… những đứa trẻ này có nguy cơ tự kỷ rất cao. Đặc biệt với những trẻ đã đi học, có giao tiếp với bạn bè bên ngoài.
Trẻ em sinh ra có những phản xạ ngậm, mút tự nhiên ở miệng. Khi người lớn đưa một vật gì đó lại miệng của trẻ, trẻ sẽ tự dưng há miệng và mút vào. Vì vậy, việc người lớn để trẻ ngậm núm vú giả sẽ tạo thành thói quen và sau này trẻ sẽ phụ thuộc vào núm vú giả rất nhiều. Đôi lúc, trẻ không thích bú mẹ mà lại chỉ thích ngậm núm vú giả. Bé ghiền ti giả thì sau này sẽ phải “cai nghiện” và có thể cũng sẽ khó khăn khi “cai nghiện”.
Cho trẻ ngậm ti giả sớm có thể gây ảnh hưởng đến bú mẹ, làm việc bú mẹ khó khăn hơn, vì việc bú mẹ khác hẳn với việc bú bình hay ngậm núm vú giả, có khi, nó còn làm giảm cảm giác ngon miệng khi bú mẹ.
Ngậm ti giả có thể làm bé bị viêm họng, tiêu chảy nếu giữ vệ sinh núm ti giả không tốt.
Núm ti giả có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Khi ngậm mút, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ bị đầy hơi. Trẻ mút núm vú giả thường xuyên cũng làm dạ dày và nhu động ruột co bóp theo khiến trẻ có thể bị co thắt ruột và đau bụng.
Nếu dùng núm vú giả với mục đích dễ ngủ, trẻ sẽ rất dễ bị giật mình, khóc thét khi núm vú giả rời khỏi miệng.
Các bác sĩ cho rằng việc ngậm núm vú giả sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển răng ở hàm dưới của trẻ, răng khó mọc và môi sẽ bị trề ra gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới. Do vậy chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu. Ngoài ra, dùng núm vú giả cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
Trẻ ngậm ti giả lâu hầu hết đều ít nói, chậm giao tiếp, ít cười, ít biểu hiện cảm xúc… những đứa trẻ này có nguy cơ tự kỷ rất cao. Đặc biệt với những trẻ đã đi học, có giao tiếp với bạn bè bên ngoài.