Ăn kèm uống. Nếu bạn thấy con hay nhợn ói do phải nuốt cháo đặc hay cơm thô, hãy cho bé nhấp một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn.Ngồi ăn cùng gia đình. Học hỏi, bắt chước người lớn là một kỹ năng mà các bé cập nhật rất nhanh. Vì vậy, thay vì cho con ngồi ăn một mình, bạn hãy thu xếp để bé ăn cùng gia đình hoặc bạn ăn cùng lúc cho bé ăn. Vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… bé vừa thích thú vừa học hỏi rất nhanh. Mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn. Nhưng có thể coi đó là phần thưởng sau khi bé hoàn thành bữa ăn của mình.Không trộn chung mọi thứ. Bé ngậm có thể vì đã ngán món cháo hỗn hợp phải ăn mỗi ngày. Vậy bạn hãy thử để riêng các nhóm thực phẩm, cá/ thịt băm riêng, cháo trắng/ cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng… và bạn cho bé ăn như người lớn. Vị của cháo trắng ngọt nhẹ khác vị mặn mà của thức ăn, khác vị của rau củ, sẽ làm bé thích hơn. Hơn nữa, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn. Không cho xem tivi. Xem tivi thường làm bé mất tập trung, sẽ nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm cứng mà không nuốt. Nuốt chửng sẽ làm bé dễ ói nếu ăn phải thức ăn thô khó nuốt; ngậm lâu dài lại trở thành thói quen, khi không có tivi bé vẫn ngậm. Vì thế, đến bữa ăn, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn. Cho bé sự tự chủ. Bạn hãy thử đổi phương án cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn. Làm mẫu và hướng dẫn cho bé cách nhai và nuốt. Trẻ thường bắt chước những động tác của cha mẹ, vì vậy khi thấy cha mẹ ăn uống một cách ngon miệng bé sẽ cố gắng để làm theo. Bạn nhắc con nhẹ nhàng: ‘nhìn mẹ/bố ăn này!’ để thu hút sự chú ý của bé. Dành tặng những lời khen và khuyến khích bé. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời động viên, khích lệ của cha mẹ. Những câu nói như: “con mẹ ăn giỏi quá!’ hay “con ăn ngoan quá!” sẽ giúp trẻ ‘phấn khích’ hơn trong ăn uống.
Ăn kèm uống. Nếu bạn thấy con hay nhợn ói do phải nuốt cháo đặc hay cơm thô, hãy cho bé nhấp một muỗng nhỏ nước canh hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn, như thế sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn.
Ngồi ăn cùng gia đình. Học hỏi, bắt chước người lớn là một kỹ năng mà các bé cập nhật rất nhanh. Vì vậy, thay vì cho con ngồi ăn một mình, bạn hãy thu xếp để bé ăn cùng gia đình hoặc bạn ăn cùng lúc cho bé ăn. Vừa ăn vừa trò chuyện, vừa bày bé nhai, nuốt… bé vừa thích thú vừa học hỏi rất nhanh.
Mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn. Nhưng có thể coi đó là phần thưởng sau khi bé hoàn thành bữa ăn của mình.
Không trộn chung mọi thứ. Bé ngậm có thể vì đã ngán món cháo hỗn hợp phải ăn mỗi ngày. Vậy bạn hãy thử để riêng các nhóm thực phẩm, cá/ thịt băm riêng, cháo trắng/ cơm 1 chén riêng, rau củ 1 chén riêng… và bạn cho bé ăn như người lớn. Vị của cháo trắng ngọt nhẹ khác vị mặn mà của thức ăn, khác vị của rau củ, sẽ làm bé thích hơn. Hơn nữa, các nhóm rau củ hay thịt cá xé nhỏ đòi hỏi bé phải nhai mới nuốt được, vì thế sẽ kích thích bé hơn.
Không cho xem tivi. Xem tivi thường làm bé mất tập trung, sẽ nuốt chửng thức ăn theo quán tính hoặc ngậm cứng mà không nuốt. Nuốt chửng sẽ làm bé dễ ói nếu ăn phải thức ăn thô khó nuốt; ngậm lâu dài lại trở thành thói quen, khi không có tivi bé vẫn ngậm. Vì thế, đến bữa ăn, bạn chỉ nên cho bé tập trung vào khay thức ăn.
Cho bé sự tự chủ. Bạn hãy thử đổi phương án cho bé tự xúc ăn, tự bốc, cầm nắm… sẽ làm bé thích thú và ăn uống nhanh hơn.
Làm mẫu và hướng dẫn cho bé cách nhai và nuốt. Trẻ thường bắt chước những động tác của cha mẹ, vì vậy khi thấy cha mẹ ăn uống một cách ngon miệng bé sẽ cố gắng để làm theo. Bạn nhắc con nhẹ nhàng: ‘nhìn mẹ/bố ăn này!’ để thu hút sự chú ý của bé.
Dành tặng những lời khen và khuyến khích bé. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời động viên, khích lệ của cha mẹ. Những câu nói như: “con mẹ ăn giỏi quá!’ hay “con ăn ngoan quá!” sẽ giúp trẻ ‘phấn khích’ hơn trong ăn uống.