Kiểm tra nhiệt độ nước. Làn da trẻ nhỏ vô cùng mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nhiệt độ nước trong khoảng 36 – 38°C là phù hợp với trẻ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủy tay của mình hoặc cặp nhiệt độ. Mẹ cũng nên tránh để quá nhiều nước trong chậu (mặt nước chỉ nên cao hơn đáy chậu 5 – 8 cm) vì khi quẫy đạp bé có thể vô tình để lọt nước vào tai, mắt, miệng. Khi bắt đầu tắm, các mẹ hãy đặt bé xuống chậu nước thật chậm và nhẹ nhàng. Kinh nghiệm là vòng một tay của mẹ ra phía sau bé để bé có thể tựa vào ở phần vai, cổ; đồng thời tay mẹ nắm chắc cánh tay bé (nắm cánh tay phía xa mẹ hơn). Tư thế bế như vậy sẽ giúp bạn giữ chắc con khi cho con tắm và cơ thể con cũng được thả lỏng, thoải mái. Tránh tắm cho con ngay sau khi con vừa ăn xong. Lúc đó bụng bé vẫn còn no và rất dễ nôn trớ. Hẳn bạn không muốn phải tắm cho bé lần nữa trong khi lần thứ nhất còn chưa thực hiện xong. Đừng cho con nghịch quá lâu với bong bóng xà bông. Nhiều bằng chứng cho thấy việc vui chơi tưởng chừng vô hại ấy lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bàng quang ở trẻ. Bồn tắm vốn cực kỳ trơn, bạn nên trang bị cho mình một thảm tắm cao su để có thể ngồi vững vàng cũng như giữ bé chắc hơn. Điều này vô cùng quan trọng vì con bạn thường cố gắng tự đứng một mình mà không cần mẹ (đảm bảo bạn vẫn đang giữ bé thật chặt, cho dù không có thảm chống trượt đi chăng nữa). Trong trường hợp bé quá quấy khóc không chịu tắm, mẹ cũng đừng nên bắt con tắm nhiều, dễ khiến con trẻ cảm thấy căng thẳng. Số lần tắm chỉ cần 2 hoặc 3 lần 1 tuần, và thay vào những ngày không tắm, mẹ hãy chăm chỉ lau mặt, cổ, bụng và vệ sinh vùng dưới của con bằng vải bông với nước ấm. Trò chuyện khi tắm cho bé. Trong khi tắm cho bé, bạn nên trò chuyện với bé để bé hiểu rằng tắm táp là một hoạt động vui thích và cần thiết, và bé dần quen với cảm giác đc vui đùa trong nước. Bạn cũng nên trang bị một vài món đồ chơi nhỏ cho bé hoặc chọn những loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé.
Kiểm tra nhiệt độ nước. Làn da trẻ nhỏ vô cùng mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nhiệt độ nước trong khoảng 36 – 38°C là phù hợp với trẻ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủy tay của mình hoặc cặp nhiệt độ. Mẹ cũng nên tránh để quá nhiều nước trong chậu (mặt nước chỉ nên cao hơn đáy chậu 5 – 8 cm) vì khi quẫy đạp bé có thể vô tình để lọt nước vào tai, mắt, miệng.
Khi bắt đầu tắm, các mẹ hãy đặt bé xuống chậu nước thật chậm và nhẹ nhàng. Kinh nghiệm là vòng một tay của mẹ ra phía sau bé để bé có thể tựa vào ở phần vai, cổ; đồng thời tay mẹ nắm chắc cánh tay bé (nắm cánh tay phía xa mẹ hơn). Tư thế bế như vậy sẽ giúp bạn giữ chắc con khi cho con tắm và cơ thể con cũng được thả lỏng, thoải mái.
Tránh tắm cho con ngay sau khi con vừa ăn xong. Lúc đó bụng bé vẫn còn no và rất dễ nôn trớ. Hẳn bạn không muốn phải tắm cho bé lần nữa trong khi lần thứ nhất còn chưa thực hiện xong.
Đừng cho con nghịch quá lâu với bong bóng xà bông. Nhiều bằng chứng cho thấy việc vui chơi tưởng chừng vô hại ấy lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bàng quang ở trẻ.
Bồn tắm vốn cực kỳ trơn, bạn nên trang bị cho mình một thảm tắm cao su để có thể ngồi vững vàng cũng như giữ bé chắc hơn. Điều này vô cùng quan trọng vì con bạn thường cố gắng tự đứng một mình mà không cần mẹ (đảm bảo bạn vẫn đang giữ bé thật chặt, cho dù không có thảm chống trượt đi chăng nữa).
Trong trường hợp bé quá quấy khóc không chịu tắm, mẹ cũng đừng nên bắt con tắm nhiều, dễ khiến con trẻ cảm thấy căng thẳng. Số lần tắm chỉ cần 2 hoặc 3 lần 1 tuần, và thay vào những ngày không tắm, mẹ hãy chăm chỉ lau mặt, cổ, bụng và vệ sinh vùng dưới của con bằng vải bông với nước ấm.
Trò chuyện khi tắm cho bé. Trong khi tắm cho bé, bạn nên trò chuyện với bé để bé hiểu rằng tắm táp là một hoạt động vui thích và cần thiết, và bé dần quen với cảm giác đc vui đùa trong nước. Bạn cũng nên trang bị một vài món đồ chơi nhỏ cho bé hoặc chọn những loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé.