Phù nề chân tay. Phù nề là chứng bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu cho rằng việc uống nhiều nước khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nhưng trên thực tế lại ngược lại. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein… Giảm số lần đi tiểu. Nếu mẹ nạp đủ nước vào cơ thể thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và mẹ sẽ đi tiểu khoảng 5 - 7 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu cơ thể không đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm, mẹ sẽ không có cảm giác buồn tiểu từ 3 - 7 giờ. Ít đi tiểu là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy cơ thể không có chất lỏng dư thừa để xuất ra ngoài. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu những độc tố trong nước tiểu không được pha loãng, chúng sẽ gây thiệt hại tới niêm mạc đường tiết niệu của mẹ và gây ra viêm bàng quang, thậm chí là viêm đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là đau buốt khi đi tiểu, són tiểu. Táo bón. Đi tiêu thường xuyên nhưng khó đi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu nước. Thời điểm thức ăn đi vào đại tràng sẽ cần nhiều chất lỏng để hình thành phân. Nước cũng giúp bôi trơn đường tiêu hóa giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn. Khi cơ thể thiếu nước, sẽ khiến phân bị khô và làm mẹ khó khăn hơn trong việc đi tiêu. Khô miệng. Nếu mẹ không uống đủ nước, chất lỏng bôi trơn màng nhầy sẽ không được bổ sung và kết quả là mẹ cảm thấy miệng khô, bị dính vì rất ít nước bọt. Khi cơ thể đủ nước, miệng sẽ có cảm giác thoải mái và nhiều nước bọt, khiến việc ăn uống, nuốt thức ăn cũng dễ dàng hơn. Ít nước mắt. Một triệu chứng nữa của việc mẹ không uống đủ nước là không có nước mắt hoặc ít nước mắt khi khóc. Nếu không uống nước, các chất lỏng ở ống dẫn nước mắt sẽ không được tạo thành khiến mắt mẹ bị khô và ít nước. Choáng váng và hoa mắt. Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.
Phù nề chân tay. Phù nề là chứng bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu cho rằng việc uống nhiều nước khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nhưng trên thực tế lại ngược lại. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein…
Giảm số lần đi tiểu. Nếu mẹ nạp đủ nước vào cơ thể thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và mẹ sẽ đi tiểu khoảng 5 - 7 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu cơ thể không đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm, mẹ sẽ không có cảm giác buồn tiểu từ 3 - 7 giờ. Ít đi tiểu là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy cơ thể không có chất lỏng dư thừa để xuất ra ngoài.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu những độc tố trong nước tiểu không được pha loãng, chúng sẽ gây thiệt hại tới niêm mạc đường tiết niệu của mẹ và gây ra viêm bàng quang, thậm chí là viêm đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là đau buốt khi đi tiểu, són tiểu.
Táo bón. Đi tiêu thường xuyên nhưng khó đi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu nước. Thời điểm thức ăn đi vào đại tràng sẽ cần nhiều chất lỏng để hình thành phân. Nước cũng giúp bôi trơn đường tiêu hóa giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn. Khi cơ thể thiếu nước, sẽ khiến phân bị khô và làm mẹ khó khăn hơn trong việc đi tiêu.
Khô miệng. Nếu mẹ không uống đủ nước, chất lỏng bôi trơn màng nhầy sẽ không được bổ sung và kết quả là mẹ cảm thấy miệng khô, bị dính vì rất ít nước bọt. Khi cơ thể đủ nước, miệng sẽ có cảm giác thoải mái và nhiều nước bọt, khiến việc ăn uống, nuốt thức ăn cũng dễ dàng hơn.
Ít nước mắt. Một triệu chứng nữa của việc mẹ không uống đủ nước là không có nước mắt hoặc ít nước mắt khi khóc. Nếu không uống nước, các chất lỏng ở ống dẫn nước mắt sẽ không được tạo thành khiến mắt mẹ bị khô và ít nước.
Choáng váng và hoa mắt. Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.