Làm gương cho con. Trẻ có xu hướng học theo cách ăn của bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy làm tất cả những gì muốn bé làm, con sẽ hành xử giống cha mẹ. Hãy ăn chung với trẻ và cho chúng thấy rằng bạn thích thú khi ăn những thực phẩm lành mạnh, điều đó khuyến khích trẻ bắt chước và tạo thành thói quen.
Tập cho trẻ thói quen tập thể dục. Hãy khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời đổ mồ hôi. Điều này rất tốt để cơ thể bé giải trừ những độc tố ra ngoài. Hơn nữa, sau khi bé vận động, bộ máy tiêu hóa cũng đòi hỏi nhiều thực phẩm hơn. Hạn chế vừa ăn vừa xem ti vi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ ít xem ti vi có thể giảm béo nhanh hơn vì hoạt động tay chân nhiều, thậm chí có thể nhanh nhẹn hơn. Hơn nữa, khi bé vừa ăn vừa xem, thường rất khó để kiểm soát bé ăn bao nhiêu, chưa kể đến thời gian bữa ăn kéo dài khiến cho đồ ăn không còn ngon miệng.Lên danh sách món ăn. Hỏi tất cả mọi người trong gia đình xem món nào họ thích ăn nhất và lập ra danh sách. Những loại thức ăn này là nguồn thay thế tuyệt vời cho những món sẽ bị loại trong chế độ ăn mới. Hãy khuyến khích trẻ tự nêu ra những món ăn bổ dưỡng và bạn có thể kết hợp chúng với những món ưa thích của gia đình. Cả nhà cùng ăn. Hãy cho bé cơ hội tự tay chuẩn bị thức ăn cho mình, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh thế nào. Bạn có thể yêu cầu bé rửa rau, sắp xếp đồ ăn lên đĩa hoặc cho phép bé tự bỏ những gia liệu yêu thích vào từng món ăn. Chắc chắn, trẻ sẽ rất thích thú với tác phẩm của mình. Không ép trẻ ăn. Nhiều cha mẹ nghĩ trẻ đang “tuổi ăn tuổi lớn” nên thường có tâm lý cho con ăn càng nhiều càng tốt. Điều này không tốt cho sự phát triển của bé. Hãy để bé tự ngưng ăn khi cảm thấy no. Đó cũng là cách giúp bé lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình, tự nhận thấy bao nhiêu thức ăn là đủ và sẽ không bị tình trạng ăn quá no. Cho trẻ làm quen với món ăn mới khi chúng đói. Có thể rất khó để đưa một món mới vào thực đơn của trẻ. Vậy làm sao để trẻ thích ăn những món ăn mới lạ và ngon bổ này? Hãy đợi đến khi trẻ đói, và dọn những món ăn này lên, chắc chắn chúng sẽ ăn nó một cách ngon lành. Giảm đồ ngọt. Chắc hẳn bé nào cũng ưa đồ ngọt, và điều này gây khó cho bạn. Hãy tạo thói quen cho trẻ bằng cách chia sẻ cho con bạn biết về mối nguy hại của sâu răng hay béo phì với những tấm gương cụ thể khi thấy chúng ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan trọng là bạn không tận tay đưa cho chúng những thực phẩm nhiều đường.
Làm gương cho con. Trẻ có xu hướng học theo cách ăn của bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy làm tất cả những gì muốn bé làm, con sẽ hành xử giống cha mẹ. Hãy ăn chung với trẻ và cho chúng thấy rằng bạn thích thú khi ăn những
thực phẩm lành mạnh, điều đó khuyến khích trẻ bắt chước và tạo thành thói quen.
Tập cho trẻ thói quen tập thể dục. Hãy khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời đổ mồ hôi. Điều này rất tốt để cơ thể bé giải trừ những độc tố ra ngoài. Hơn nữa, sau khi bé vận động, bộ máy tiêu hóa cũng đòi hỏi nhiều thực phẩm hơn.
Hạn chế vừa ăn vừa xem ti vi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ ít xem ti vi có thể giảm béo nhanh hơn vì hoạt động tay chân nhiều, thậm chí có thể nhanh nhẹn hơn. Hơn nữa, khi bé vừa ăn vừa xem, thường rất khó để kiểm soát bé ăn bao nhiêu, chưa kể đến thời gian bữa ăn kéo dài khiến cho đồ ăn không còn ngon miệng.
Lên danh sách món ăn. Hỏi tất cả mọi người trong gia đình xem món nào họ thích ăn nhất và lập ra danh sách. Những loại thức ăn này là nguồn thay thế tuyệt vời cho những món sẽ bị loại trong chế độ ăn mới. Hãy khuyến khích trẻ tự nêu ra những món ăn bổ dưỡng và bạn có thể kết hợp chúng với những món ưa thích của gia đình.
Cả nhà cùng ăn. Hãy cho bé cơ hội tự tay chuẩn bị thức ăn cho mình, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh thế nào. Bạn có thể yêu cầu bé rửa rau, sắp xếp đồ ăn lên đĩa hoặc cho phép bé tự bỏ những gia liệu yêu thích vào từng món ăn. Chắc chắn, trẻ sẽ rất thích thú với tác phẩm của mình.
Không ép trẻ ăn. Nhiều cha mẹ nghĩ trẻ đang “tuổi ăn tuổi lớn” nên thường có tâm lý cho con ăn càng nhiều càng tốt. Điều này không tốt cho sự phát triển của bé. Hãy để bé tự ngưng ăn khi cảm thấy no. Đó cũng là cách giúp bé lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình, tự nhận thấy bao nhiêu thức ăn là đủ và sẽ không bị tình trạng ăn quá no.
Cho trẻ làm quen với món ăn mới khi chúng đói. Có thể rất khó để đưa một món mới vào thực đơn của trẻ. Vậy làm sao để trẻ thích ăn những món ăn mới lạ và ngon bổ này? Hãy đợi đến khi trẻ đói, và dọn những món ăn này lên, chắc chắn chúng sẽ ăn nó một cách ngon lành.
Giảm đồ ngọt. Chắc hẳn bé nào cũng ưa đồ ngọt, và điều này gây khó cho bạn. Hãy tạo thói quen cho trẻ bằng cách chia sẻ cho con bạn biết về mối nguy hại của sâu răng hay béo phì với những tấm gương cụ thể khi thấy chúng ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan trọng là bạn không tận tay đưa cho chúng những thực phẩm nhiều đường.