Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn, vi-rút, vi nấm. Nếu bé có các triệu chứng: Viêm mũi kéo dài trên 10 ngày, sốt trên 39 độ C, hơi thở có mùi hôi, nước mũi có mủ vàng hoặc xanh, ho nhiều về ban đêm, nhức đầu, đau mặt, đau răng, đau cổ họng…, bạn nên nghĩ đến việc bé đã bị viêm xoang cấp. Nếu bé có các triệu chứng: Viêm mũi kéo dài trên 3 tháng, sốt từng đợt nhưng không cao, khan tiếng, hay ho khạc, đau họng thường xuyên, nghẹt mũi, hay bị nước mũi chảy xuống họng, nhức đầu, chảy máu cam, ù tai có thể bé đã bị viêm xoang mãn tính.Bé bị viêm xoang, cần đưa đi khám bác sĩ, thường sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh từ 2-3 tuần. Nếu vẫn không thuyên giảm hoặc bệnh lại tái phát thì nên đưa bé đi khám lại để các bác sĩ có những chuẩn đoán kịp thời nhằm điều trị bệnh hiệu quả. Cách tốt nhất để phòng tránh viêm xoang ở trẻ nhỏ là giữ cho lớp lót trong xoang luôn ẩm. Khi trẻ bị xoang cần cho uống nhiều nước, ăn thức ăn dạng lỏng và ở trong môi trường khô thoáng với độ ẩm vừa đủ. Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông của thú nuôi vì đây là những tác nhân gây kích ứng mũi và viêm xoang. Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công gây nên các chứng bệnh về đường hô hấp cũng như viêm xoang. Hút rửa mũi cho bé sạch sẽ giúp bé dễ chịu hơn
Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn, vi-rút, vi nấm.
Nếu bé có các triệu chứng: Viêm mũi kéo dài trên 10 ngày, sốt trên 39 độ C, hơi thở có mùi hôi, nước mũi có mủ vàng hoặc xanh, ho nhiều về ban đêm, nhức đầu, đau mặt, đau răng, đau cổ họng…, bạn nên nghĩ đến việc bé đã bị viêm xoang cấp.
Nếu bé có các triệu chứng: Viêm mũi kéo dài trên 3 tháng, sốt từng đợt nhưng không cao, khan tiếng, hay ho khạc, đau họng thường xuyên, nghẹt mũi, hay bị nước mũi chảy xuống họng, nhức đầu, chảy máu cam, ù tai có thể bé đã bị viêm xoang mãn tính.
Bé bị viêm xoang, cần đưa đi khám bác sĩ, thường sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh từ 2-3 tuần.
Nếu vẫn không thuyên giảm hoặc bệnh lại tái phát thì nên đưa bé đi khám lại để các bác sĩ có những chuẩn đoán kịp thời nhằm điều trị bệnh hiệu quả.
Cách tốt nhất để phòng tránh viêm xoang ở trẻ nhỏ là giữ cho lớp lót trong xoang luôn ẩm.
Khi trẻ bị xoang cần cho uống nhiều nước, ăn thức ăn dạng lỏng và ở trong môi trường khô thoáng với độ ẩm vừa đủ.
Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông của thú nuôi vì đây là những tác nhân gây kích ứng mũi và viêm xoang.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công gây nên các chứng bệnh về đường hô hấp cũng như viêm xoang. Hút rửa mũi cho bé sạch sẽ giúp bé dễ chịu hơn