Tầm quan trọng của tiếng khóc đầu tiên. Đây là âm thanh đầu tiên người mẹ chờ đợi để nghe suốt thời gian mang bầu. Nó không chỉ đánh dấu sự xuất hiện của em bé trong cuộc sống của bạn, mà còn giúp em bé có thể thở và nở phổi đón không khí bên ngoài. Mặc dù nhiều phụ huynh tin rằng, khóc sẽ làm cho phổi phát triển nhưng điều đó chỉ đúng với lần đầu tiên lọt lòng. Những lần khác, dấu hiệu này cho thấy em bé đang buồn rầu hoặc có nhu cầu gì đó. Hỗ trợ giao tiếp. Nếu bé không khóc, bạn khó có thể biết em bé của bạn cần gì. Mức độ mỗi lần bé khóc sẽ thể hiện nhu cầu khác nhau. Có thể là cô cậu nhóc đang đói, cần thay tã, quá nóng hoặc lạnh hay chỉ đơn giản cần mẹ ôm ấp vỗ về. Giúp ổn định tâm lý. Khi bé khóc, nhiều người sẽ để bé khóc chán rồi im như sự kỷ luật cho bé. Thế nhưng, đây là lúc bé đưa ra thông điệp rằng, con sẽ cảm thất an toàn và được quan tâm nếu như mẹ đến ôm ấp và vỗ về. Một đứa trẻ lớn lên trong tình yêu sẽ phát triển thành một cá nhân tốt hơn so với một đứa bé không được quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm. Giúp căng cơ bắp. Nếu bạn để ý kỹ hơn khi con khóc, bạn sẽ thấy nhiều cơ bắp ở tay chân của bé xoắn lại. Đó là một bài tập bé vô tình tạo cho mình. Tuy nhiên, không nên để trẻ sơ sinh căng cơ thường xuyên. Hãy chắc chắn trẻ khóc không phải vì lý do sức khỏe hay đau bụng. Cân bằng cảm xúc. Chẳng có gì ngạc nhiên khi người lớn cũng khóc để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống. Trẻ sơ sinh cũng vậy, nước mắt của chúng như cảm xúc dư thừa cần phải đổ bớt đi. Điều này giúp cân bằng cảm xúc của bé. Một đứa trẻ lầm lì ít khóc thường có nguy cơ tự kỷ hoặc tăng động khi lớn lên.
Tầm quan trọng của tiếng khóc đầu tiên. Đây là âm thanh đầu tiên người mẹ chờ đợi để nghe suốt thời gian mang bầu. Nó không chỉ đánh dấu sự xuất hiện của em bé trong cuộc sống của bạn, mà còn giúp em bé có thể thở và nở phổi đón không khí bên ngoài.
Mặc dù nhiều phụ huynh tin rằng, khóc sẽ làm cho phổi phát triển nhưng điều đó chỉ đúng với lần đầu tiên lọt lòng. Những lần khác, dấu hiệu này cho thấy em bé đang buồn rầu hoặc có nhu cầu gì đó.
Hỗ trợ giao tiếp. Nếu bé không khóc, bạn khó có thể biết em bé của bạn cần gì. Mức độ mỗi lần bé khóc sẽ thể hiện nhu cầu khác nhau. Có thể là cô cậu nhóc đang đói, cần thay tã, quá nóng hoặc lạnh hay chỉ đơn giản cần mẹ ôm ấp vỗ về.
Giúp ổn định tâm lý. Khi bé khóc, nhiều người sẽ để bé khóc chán rồi im như sự kỷ luật cho bé. Thế nhưng, đây là lúc bé đưa ra thông điệp rằng, con sẽ cảm thất an toàn và được quan tâm nếu như mẹ đến ôm ấp và vỗ về. Một đứa trẻ lớn lên trong tình yêu sẽ phát triển thành một cá nhân tốt hơn so với một đứa bé không được quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm.
Giúp căng cơ bắp. Nếu bạn để ý kỹ hơn khi con khóc, bạn sẽ thấy nhiều cơ bắp ở tay chân của bé xoắn lại. Đó là một bài tập bé vô tình tạo cho mình. Tuy nhiên, không nên để trẻ sơ sinh căng cơ thường xuyên. Hãy chắc chắn trẻ khóc không phải vì lý do sức khỏe hay đau bụng.
Cân bằng cảm xúc. Chẳng có gì ngạc nhiên khi người lớn cũng khóc để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống. Trẻ sơ sinh cũng vậy, nước mắt của chúng như cảm xúc dư thừa cần phải đổ bớt đi. Điều này giúp cân bằng cảm xúc của bé. Một đứa trẻ lầm lì ít khóc thường có nguy cơ tự kỷ hoặc tăng động khi lớn lên.