Phần đầu của trẻ sơ sinh chiếm tới ¼ trọng lượng cơ thể, trong khi đó, cổ, cột sống và xương tay, chân của bé vẫn còn rất yếu. Nếu mẹ không biết cách bế trẻ sơ sinh đúng có thể làm cho bé bị tật, chấn thương, hỏng dáng. Dưới đây là các tư thế bế mà mẹ cần tránh nhé.
|
Ảnh minh họa. |
Bế bé cắp nách quá sớm
Từ khi sinh đến 6 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất để hệ xương của bé phát triển và hoàn thiện nên rất dễ chịu của các yếu tố xung quanh khiến cấu trúc xương bị thay đổi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, nếu mẹ bế cắp nách bé quá sớm, xương chậu, cẳng chân, xương đùi của bé sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến chân bé bị vòng kiềng. Không chỉ vậy, bế cắp nách còn khiến khung xương chậu của bé gái bị méo, tinh hoàn của bé trai bị lệch, tác động không tốt tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, dưới 1 tuổi, mẹ tuyệt đối không bế bé ở tư thế cắp nách đồng thời hạn chế cách bế này càng ít càng tốt khi bé lớn hơn nhé.
Tung hứng trẻ sơ sinh có thể khiến não bộ của bé bị tổn thương.
Bế lên, đặt xuống nhưng không đỡ đầu bé
Sáu tháng đầu sau khi sinh, cổ của bé vẫn còn rất yếu, chưa đủ cứng cáp để đỡ được đầu. Khi mẹ bế bé lên, đặt xuống mà không đỡ đầu có thể khiến đầu của bé bị nghẹo, xương cổ bị tổn thương. Do đó, bất cứ khi nào mẹ muốn bế trẻ thì hãy nhớ giữ bộ phận rất quan trọng là đầu và cổ nhé.
Vừa bế vừa rung lắc mạnh
Nhiều mẹ có thói quen đung đưa hay nằm võng khi bế để dỗ bé ngủ dễ hơn. Có một số mẹ lại thích chơi trò tung hứng bé lên cao những lúc đùa với bé. Trên thực tế, cách làm này cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ của bé.
Hai năm đầu đời là giai đoạn trí não của bé phát triển mạnh nhất, khi đó não còn khá mềm, màng não lại quá mỏng, xương sọ còn chưa cứng. Rung lắc mạnh dễ khiến não bị chấn thương, về lâu dài có thể để lại các di chứng như các bệnh về hệ thần kinh, động kinh, thậm trí là tử vong. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên đung đưa bé, nếu muốn dỗ con ngủ, mẹ có thể hát ru cho bé nghe hoặc bật những giai điệu nhẹ nhàng.
Mẹ nên tháo hết phụ kiện, vòng tay khi bế bé sơ sinh, để tránh tổn thương da bé.
Đeo phụ kiện khi bế bé
Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai đều có thể là những “thủ phạm” khiến làn da mỏng manh của bé bị trầy xước. Khi bế bé, mẹ nên tháo hết những phụ kiện này đồng thời vệ sinh sạch sẽ, rửa tay rồi mới bế nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy quán triệt điều này với tất cả các vị khách tới thăm bé, nhất là những người vừa đi ngoài đường về, mang theo nhiều bụi bẩn. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém có thể dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn, virus đấy.
>>> Mời quý độc giả xem video Nuôi con bằng sữa mẹ (nguồn VTV):