Trẻ không được uống sữa bò chưa tiệt trùng. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hoá. Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao nhất là với các cơ sở chăn nuôi vắt thủ công, quy trình vắt không sạch, chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, bảo quản và vận chuyển không đảm bảo chất lượng. Trẻ dưới 1 tuổi không được uống sữa bò tươi. Chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn một tuổi. Lý do vì sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ từ một tuổi trở xuống uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Không uống trước bữa ăn. Trước bữa ăn chính hai giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi, cũng như các thức ăn lặt vặt khác vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ. Trẻ bị dị ứng sữa. Theo APP thì có khoảng 2-3% trẻ bị dị ứng với sữa. Nếu trẻ đã uống sữa công thức ngay từ khi mới chào đời mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì hãy yên tâm là khi chuyển sang sữa bò tươi trẻ cũng sẽ không bị dị ứng với sữa. Các biểu hiện thường thấy của dị ứng sữa là có máu trong phân, con cũng bị tiêu chảy và nôn mửa. Nếu bé hay bị nổi mề đay, phát ban xung quanh miệng và cằm, ho, thở khò khè hoặc khó thở cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng bởi dị ứng sữa. Nếu các triệu chứng này tăng dần hãy nói chuyện với bác sĩ. Trẻ bị mắc bệnh đường tiêu hoá. Sữa làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu. Trẻ bị thiếu máu do thiếu chất sắt. Những người sau khi dùng thuốc có chất sắt không nên uống sữa, vì kali và chất phốt pho trong sữa cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
Trẻ không được uống sữa bò chưa tiệt trùng. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hoá. Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao nhất là với các cơ sở chăn nuôi vắt thủ công, quy trình vắt không sạch, chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, bảo quản và vận chuyển không đảm bảo chất lượng.
Trẻ dưới 1 tuổi không được uống sữa bò tươi. Chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn một tuổi. Lý do vì sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ từ một tuổi trở xuống uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn.
Không uống trước bữa ăn. Trước bữa ăn chính hai giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi, cũng như các thức ăn lặt vặt khác vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ.
Trẻ bị dị ứng sữa. Theo APP thì có khoảng 2-3% trẻ bị dị ứng với sữa. Nếu trẻ đã uống sữa công thức ngay từ khi mới chào đời mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì hãy yên tâm là khi chuyển sang sữa bò tươi trẻ cũng sẽ không bị dị ứng với sữa.
Các biểu hiện thường thấy của dị ứng sữa là có máu trong phân, con cũng bị tiêu chảy và nôn mửa. Nếu bé hay bị nổi mề đay, phát ban xung quanh miệng và cằm, ho, thở khò khè hoặc khó thở cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng bởi dị ứng sữa. Nếu các triệu chứng này tăng dần hãy nói chuyện với bác sĩ.
Trẻ bị mắc bệnh đường tiêu hoá. Sữa làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa sáng khi bụng đang trống rỗng dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
Trẻ bị thiếu máu do thiếu chất sắt. Những người sau khi dùng thuốc có chất sắt không nên uống sữa, vì kali và chất phốt pho trong sữa cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.