Khoảng 3 tuổi trở lên khi đã bắt đầu đến lớp mẫu giáo chồi, bé đã ăn được cơm thì ngoài uống sữa, mẹ nên cho bé ăn thêm bánh flan, sữa chua, kem hoặc trái cây. Giai đoạn này, ít nhất phải cho con uống 3 cữ sữa mỗi ngày. Mẹ có thể cho con cầm theo đến trường những món ăn nhẹ để giờ ra chơi con có thể nhấm nháp bổ sung năng lượng. Trẻ nhỏ thì dạ dày cũng nhỏ và dạ dày của trẻ sẽ “nở” lớn dần theo tuổi. Cùng một lúc, trẻ không thể “kham” một bữa ú hụ mà dạ dày nhỏ xíu của bé không chứa nổi. Vì vậy, mẹ hãy chia nhỏ chúng ra và bé sẽ giải quyết nhiều lần. Do đó, bữa phụ cũng quan trọng như bữa chính. Trái cây, nước trái cây tươi: Một trái chuối, một quả táo hay một ly nước cam... là bữa phụ tuyệt vời cho trẻ. Bất kỳ loại trái cây nào cũng tốt cho cơ thể trẻ em vì chúng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Trái cây cũng chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em, giúp trẻ hấp thụ tốt các dưỡng chất ở bữa chính. Các loại hạt. Những loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, lạc, hạt điều… đều chứa các loại chất béo lành mạnh và có vai trò tăng cường miễn dịch, khôi phục DNA, tham gia các quá trình trao đổi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trứng. Một quả trứng gà vào bữa phụ sẽ cung cấp cho trẻ vitamin D, protein, choline, canxi… giúp bé phát triển về thể chất và trí não. Mẹ cần nấu chín kỹ, nên được chiên trong 3 phút hoặc đun sôi cho 7 phút để tránh nhiễm khuẩn và giúp bé dễ tiêu hơn. Chỉ khi được nấu chín đủ thời gian, cấu trúc của protein của trứng mới trở nên lỏng lẻo để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Sữa chua. Chứa nhiều canxi, vitamin, giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khoẻ. Ngoài ra, nó còn bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trẻ ăn sữa chua sẽ cảm thấy ngon miệng hơn vào bữa chính, ăn uống chừng mực và tiêu hoá tốt. Với sữa chua, bạn cũng có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như trái cây trộn sữa chua hay ăn cùng bánh mì… để thu hút bé hơn.
Khoảng 3 tuổi trở lên khi đã bắt đầu đến lớp mẫu giáo chồi, bé đã ăn được cơm thì ngoài uống sữa, mẹ nên cho bé ăn thêm bánh flan, sữa chua, kem hoặc trái cây. Giai đoạn này, ít nhất phải cho con uống 3 cữ sữa mỗi ngày. Mẹ có thể cho con cầm theo đến trường những món ăn nhẹ để giờ ra chơi con có thể nhấm nháp bổ sung năng lượng.
Trẻ nhỏ thì dạ dày cũng nhỏ và dạ dày của trẻ sẽ “nở” lớn dần theo tuổi. Cùng một lúc, trẻ không thể “kham” một bữa ú hụ mà dạ dày nhỏ xíu của bé không chứa nổi. Vì vậy, mẹ hãy chia nhỏ chúng ra và bé sẽ giải quyết nhiều lần. Do đó, bữa phụ cũng quan trọng như bữa chính.
Trái cây, nước trái cây tươi: Một trái chuối, một quả táo hay một ly nước cam... là bữa phụ tuyệt vời cho trẻ. Bất kỳ loại trái cây nào cũng tốt cho cơ thể trẻ em vì chúng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Trái cây cũng chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em, giúp trẻ hấp thụ tốt các dưỡng chất ở bữa chính.
Các loại hạt. Những loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, lạc, hạt điều… đều chứa các loại chất béo lành mạnh và có vai trò tăng cường miễn dịch, khôi phục DNA, tham gia các quá trình trao đổi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Trứng. Một quả trứng gà vào bữa phụ sẽ cung cấp cho trẻ vitamin D, protein, choline, canxi… giúp bé phát triển về thể chất và trí não. Mẹ cần nấu chín kỹ, nên được chiên trong 3 phút hoặc đun sôi cho 7 phút để tránh nhiễm khuẩn và giúp bé dễ tiêu hơn. Chỉ khi được nấu chín đủ thời gian, cấu trúc của protein của trứng mới trở nên lỏng lẻo để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
Sữa chua. Chứa nhiều canxi, vitamin, giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khoẻ. Ngoài ra, nó còn bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trẻ ăn sữa chua sẽ cảm thấy ngon miệng hơn vào bữa chính, ăn uống chừng mực và tiêu hoá tốt. Với sữa chua, bạn cũng có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như trái cây trộn sữa chua hay ăn cùng bánh mì… để thu hút bé hơn.