Nghiên cứu cho thấy, 35-60% phụ nữ có bệnh tiểu đường mang thai sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 sau khi sinh. Thai nhi trong bụng mẹ bầu mắc tiểu đường mang thai cũng có nguy cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.Nếu thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu sớm trong thời kỳ mang thai, và sau đó kiểm tra lại trong tuần thứ 24. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở mức trung bình, thấp hơn sẽ được kiểm tra từ tuần 24 và 28 của thai kỳ.Nếu như đường huyết ở người mẹ cao khi mang thai, thai nhi sẽ dễ bị sinh non, dị tật hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung so với tuổi thai bình thường…Tần suất các bé dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ bị đái tháo đường cao gấp 8 lần bình thường; các dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần. Bệnh này cũng có thể bắt đầu từ lối sống của mẹ khi mang bầu.1. Giữ thói quen vận động. Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh tiểu đường thai. Vận động trong 30 phút ở mức vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày, đi xe đạp, bơi vòng…2. Dinh dưỡng lành mạnh. Thiết kế một bữa ăn theo chuyên gia dinh dưỡng. Mẹ bầu nên theo chế độ ăn Địa Trung Hải có nguy cơ thấp hơn 57% mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn các thực phẩm lành mạnh Chọn thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng thực phẩm để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình mà không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc dinh dưỡng.3. Giảm cân trước khi mang thai. Không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều thêm để hỗ trợ sự phát triển của em bé. Nhưng có thể giảm cân hợp lý trước thời kỳ mang thai để có sức khỏe tốt cho thai kỳ. Tập trung vào việc thay đổi thói quen ăn uống. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích lâu dài của việc giảm cân…4. Trao đổi với bác sỹ trước khi có ý định mang thai. Bác sỹ theo dõi lượng đường huyết của bạn. Mang thai ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Cần phải kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên hơn so với khi không mang thai.5. Kiểm soát và điều trị hạ đường huyết một cách nhanh chóng. Việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể dẫn tới một số trường hợp hạ đường huyết. Hãy chuẩn bị sẵn kẹo ngọt hoặc một sản phẩm có đường để ứng phó kịp thời với những trường hợp bất ngờ. Sau đó, cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng đường huyết và lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp
Nghiên cứu cho thấy, 35-60% phụ nữ có bệnh tiểu đường mang thai sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 sau khi sinh. Thai nhi trong bụng mẹ bầu mắc tiểu đường mang thai cũng có nguy cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.
Nếu thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu sớm trong thời kỳ mang thai, và sau đó kiểm tra lại trong tuần thứ 24. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở mức trung bình, thấp hơn sẽ được kiểm tra từ tuần 24 và 28 của thai kỳ.
Nếu như đường huyết ở người mẹ cao khi mang thai, thai nhi sẽ dễ bị sinh non, dị tật hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung so với tuổi thai bình thường…Tần suất các bé dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ bị đái tháo đường cao gấp 8 lần bình thường; các dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần. Bệnh này cũng có thể bắt đầu từ lối sống của mẹ khi mang bầu.
1. Giữ thói quen vận động. Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh tiểu đường thai. Vận động trong 30 phút ở mức vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày, đi xe đạp, bơi vòng…
2. Dinh dưỡng lành mạnh. Thiết kế một bữa ăn theo chuyên gia dinh dưỡng. Mẹ bầu nên theo chế độ ăn Địa Trung Hải có nguy cơ thấp hơn 57% mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn các thực phẩm lành mạnh Chọn thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng thực phẩm để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình mà không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc dinh dưỡng.
3. Giảm cân trước khi mang thai. Không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều thêm để hỗ trợ sự phát triển của em bé. Nhưng có thể giảm cân hợp lý trước thời kỳ mang thai để có sức khỏe tốt cho thai kỳ. Tập trung vào việc thay đổi thói quen ăn uống. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích lâu dài của việc giảm cân…
4. Trao đổi với bác sỹ trước khi có ý định mang thai. Bác sỹ theo dõi lượng đường huyết của bạn. Mang thai ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Cần phải kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên hơn so với khi không mang thai.
5. Kiểm soát và điều trị hạ đường huyết một cách nhanh chóng. Việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể dẫn tới một số trường hợp hạ đường huyết. Hãy chuẩn bị sẵn kẹo ngọt hoặc một sản phẩm có đường để ứng phó kịp thời với những trường hợp bất ngờ. Sau đó, cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng đường huyết và lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp