Để trẻ đánh răng một mình. Hầu hết trẻ em đều không có kỹ năng đánh răng cho đến khi đủ 8 tuổi, do vậy cha mẹ phải giám sát việc đánh răng của trẻ để đảm bảo tất cả các bề mặt răng của trẻ được chải sạch sẽ.Cho trẻ ngậm bình trước khi ngủ. Bé dễ ngủ hơn khi đang ngậm vú sữa hoặc bình sữa và chính vì thế nhiều bố mẹ đã “lợi dụng” điều này để ru ngủ trẻ dễ hơn. Song điều đó sẽ gây hại cho răng của trẻ. Việc ngậm vú sữa khi ngủ làm cho răng của trẻ vàng và dễ bị sâu.Khám răng cho trẻ quá muộn. Có rất nhiều trường hợp trẻ 2 – 3 tuổi phải gây mê toàn thân để điều trị sâu răng và nhiễm trùng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là cha mẹ không đưa trẻ đi gặp nha sỹ từ sớm. Theo các chuyên gia răng miệng, nên đưa trẻ đi khám răng ngay khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi bé tròn một tuổi.Cho trẻ ăn sai cách. Các bậc phụ huynh thường cho trẻ ăn chuối, nho khô và ngũ cốc nguyên hạt vì nghĩ chúng lành mạnh. Tuy nhiên, các thực phẩm này tính bám dính và đọng đường lại trong các kẽ răng và gây sâu răng.Coi thường vấn đề sâu răng. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng sâu răng là vấn đề nhỏ và có thể được chữa trị dễ dàng, nhưng sâu răng có thể làm ảnh hưởng đến con bạn suốt đời. Tình trạng sâu răng, đặc biệt là nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề về phát âm, ngủ kém, thậm chí là ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.Không sử dụng fluoride. Năm 2014, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng tất cả trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng kem đánh răng có fluoride. Mặc dù fluoride còn gây nhiều tranh cãi, các chuyên gia vẫn đồng ý rằng đó là một trong những cách tốt nhất để ngừa sâu răng. Liều lượng fluoride phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi là tương đương một hạt gạo, trẻ em 3 – 6 tuổi là bằng một hạt đậu.Cho trẻ uống đồ uống có ga. Các loại đồ uống này là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng ở trẻ. Việc sử dụng nước uống thể thao hoặc nước ngọt sẽ làm cho răng bị “tắm” trong acid cả ngày, không có cơ hội tái cân bằng pH và men răng sẽ bị hỏng.
Để trẻ đánh răng một mình. Hầu hết trẻ em đều không có kỹ năng đánh răng cho đến khi đủ 8 tuổi, do vậy cha mẹ phải giám sát việc đánh răng của trẻ để đảm bảo tất cả các bề mặt răng của trẻ được chải sạch sẽ.
Cho trẻ ngậm bình trước khi ngủ. Bé dễ ngủ hơn khi đang ngậm vú sữa hoặc bình sữa và chính vì thế nhiều bố mẹ đã “lợi dụng” điều này để ru ngủ trẻ dễ hơn. Song điều đó sẽ gây hại cho răng của trẻ. Việc ngậm vú sữa khi ngủ làm cho răng của trẻ vàng và dễ bị sâu.
Khám răng cho trẻ quá muộn. Có rất nhiều trường hợp trẻ 2 – 3 tuổi phải gây mê toàn thân để điều trị sâu răng và nhiễm trùng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là cha mẹ không đưa trẻ đi gặp nha sỹ từ sớm. Theo các chuyên gia răng miệng, nên đưa trẻ đi khám răng ngay khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi bé tròn một tuổi.
Cho trẻ ăn sai cách. Các bậc phụ huynh thường cho trẻ ăn chuối, nho khô và ngũ cốc nguyên hạt vì nghĩ chúng lành mạnh. Tuy nhiên, các thực phẩm này tính bám dính và đọng đường lại trong các kẽ răng và gây sâu răng.
Coi thường vấn đề sâu răng. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng sâu răng là vấn đề nhỏ và có thể được chữa trị dễ dàng, nhưng sâu răng có thể làm ảnh hưởng đến con bạn suốt đời. Tình trạng sâu răng, đặc biệt là nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề về phát âm, ngủ kém, thậm chí là ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Không sử dụng fluoride. Năm 2014, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng tất cả trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng kem đánh răng có fluoride. Mặc dù fluoride còn gây nhiều tranh cãi, các chuyên gia vẫn đồng ý rằng đó là một trong những cách tốt nhất để ngừa sâu răng. Liều lượng fluoride phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi là tương đương một hạt gạo, trẻ em 3 – 6 tuổi là bằng một hạt đậu.
Cho trẻ uống đồ uống có ga. Các loại đồ uống này là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng ở trẻ. Việc sử dụng nước uống thể thao hoặc nước ngọt sẽ làm cho răng bị “tắm” trong acid cả ngày, không có cơ hội tái cân bằng pH và men răng sẽ bị hỏng.