Bé 4 tuổi bị hóc xương cá, bố làm việc này cứu con

Google News

Khi cho trẻ nhỏ ăn cá, cha mẹ phải hết sức cẩn thận bởi trẻ có thể bị hóc xương bất cứ lúc nào và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, bé Junjun 4 tuổi ở Thiên Tân, Trung Quốc sau khi ăn cá đã bị xương cá mắc vào cổ họng. Bà nội lo lắng bảo Junjun nuốt một miếng cơm lớn để xương cá trôi vào bụng. Tuy nhiên, bố của Junjun đã ngăn lại vì cho rằng nếu con tiếp tục nuốt thức ăn mà chẳng may xương cá mắc vào thực quản thì càng nguy hiểm.

Có người khuyên cho Junjun uống giấm nhưng theo bố của cậu bé, dù giấm có thể làm mềm xương nhưng phải mất ít nhất 2-3 ngày, trẻ không thể đợi lâu như vậy. Việc trẻ uống nhiều giấm cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Anh cũng dặn con không nên nuốt mạnh hoặc uống nước vì sẽ làm đau rát thực quản.

Người bố dặn con mình ho thật mạnh đồng thời anh vỗ lưng và động viên con ho nhiều hơn. Anh cũng dùng pin soi, dùng đũa ấn vào cổ họng của con để đứa trẻ buồn nôn kết quả miếng xương vẫn mắc lại ở cổ họng.

Sau đó, Junjun được đưa tới bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã dùng nhíp nhẹ nhàng gắp xương cá của trẻ ra một cách chuyên nghiệp.

Theo các bác sĩ vị trí của xương cá khá lắt léo, hành động vỗ lưng để con ho làm bật xương cá ra của người bố là hoàn toàn đúng đắn. Nếu cho trẻ uống giấm hay uống nước sẽ không mang lại hiệu quả.

Be 4 tuoi bi hoc xuong ca, bo lam viec nay cuu con

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM, khi trẻ bị hóc xương, các phụ huynh cần bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau:

- Bước 1: Ngừng cho bé ăn rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Một số trẻ nhỏ khi hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.

- Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.

- Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.

- Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản bạn không thể nhìn thấy được.

Theo Trần Thu Thủy/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)