Khi mổ, lợn gần như có thể tận dụng toàn thân, ngay cả nội tạng, chúng vẫn có thể được chế biến thành nhiều món thơm ngon. Dù vậy, chuyên gia khuyên nên chú ý sức khỏe, tránh ăn 6 bộ phận cực bẩn ở lợn dưới đây dù chúng là món khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: Sohu1. Lòng lợn: Lòng lợn là một trong những bộ phận cực bẩn ở lợn. Đây là nơi tiêu hóa thức ăn, bài tiết các chất độc tích tụ nên chứa lượng lớn vi khuẩn. Điều đáng nói, lòng lợn rất khó làm sạch, nếu không biết chế biến, bạn có nguy cơ tiếp xúc với các loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, các vi khuẩn gây tiêu chảy, thương hàn... Ảnh minh họa.Ngoài ra, lòng lợn còn chứa nhiều cholesterol và axit béo. Những chất này không tốt cho người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa. Ảnh minh họa.2. Phổi: Phổi là cơ quan lọc khí, trong khi đó, môi trường sống của lợn tương đối bẩn. Loài vật này còn có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi lợn và rất khó để đào thải, thanh lọc. Ảnh: Sohu.Phổi cũng là một bộ phận nội tạng, chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều không có lợi. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất không nên ăn nhiều bộ phận này. Ảnh minh họa.3. Cổ lợn: Bình thường, chủ lò mổ sẽ dùng dao cắt vào cổ lợn khi làm thịt. Từ vị trí này, máu sẽ chảy ra nhiều, ứ đọng làm “mồi” cho vi khuẩn. Vị trí hở, bẩn để lâu trong không khí càng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Điều này không hề tốt cho người ăn. Ảnh minh họa.Đặc biệt, cổ lợn chứa nhiều hạch. Chức năng của hạch là lọc bạch huyết và loại bỏ vi khuẩn nên có khả năng nhiều chất độc hại sẽ tích tụ bên trong. Trường hợp lợn bị xung huyết, phù nề, chảy máu, dập, hoại tử và các bệnh khác, hạch sẽ chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Ảnh minh họa.4. Gan: Gan heo chứa vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương... Ảnh minh họa.Vậy nhưng, gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể động vật, có thể chứa nhiều độc tố. Sử dụng chúng làm thức ăn, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa.5. Tiết: Tiết canh lợn là món khoái khẩu của nhiều người. Vậy nhưng, đây lại là một trong những món ăn độc hại nhất, được khuyên không nên ăn. Ảnh minh họa.Ngay cả khi nấu chín, huyết lợn chứa nhiều sắt, ăn nhiều dễ gây ngộ độc sắt. Chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn nhiều tiết bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh chuyển xấu. Ảnh minh họa.6. Thận: Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu, giúp lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu nên có khả năng tích tụ những chất có hại. Ảnh minh họa.Đáng lưu ý, hàm lượng cholesterol trong thận lợn rất cao. Ăn nhiều không có lợi, thậm chí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành. Ảnh minh họa. Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)
Khi mổ, lợn gần như có thể tận dụng toàn thân, ngay cả nội tạng, chúng vẫn có thể được chế biến thành nhiều món thơm ngon. Dù vậy, chuyên gia khuyên nên chú ý sức khỏe, tránh ăn 6 bộ phận cực bẩn ở lợn dưới đây dù chúng là món khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: Sohu
1. Lòng lợn: Lòng lợn là một trong những bộ phận cực bẩn ở lợn. Đây là nơi tiêu hóa thức ăn, bài tiết các chất độc tích tụ nên chứa lượng lớn vi khuẩn. Điều đáng nói, lòng lợn rất khó làm sạch, nếu không biết chế biến, bạn có nguy cơ tiếp xúc với các loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, các vi khuẩn gây tiêu chảy, thương hàn... Ảnh minh họa.
Ngoài ra, lòng lợn còn chứa nhiều cholesterol và axit béo. Những chất này không tốt cho người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa. Ảnh minh họa.
2. Phổi: Phổi là cơ quan lọc khí, trong khi đó, môi trường sống của lợn tương đối bẩn. Loài vật này còn có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi lợn và rất khó để đào thải, thanh lọc. Ảnh: Sohu.
Phổi cũng là một bộ phận nội tạng, chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều không có lợi. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất không nên ăn nhiều bộ phận này. Ảnh minh họa.
3. Cổ lợn: Bình thường, chủ lò mổ sẽ dùng dao cắt vào cổ lợn khi làm thịt. Từ vị trí này, máu sẽ chảy ra nhiều, ứ đọng làm “mồi” cho vi khuẩn. Vị trí hở, bẩn để lâu trong không khí càng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Điều này không hề tốt cho người ăn. Ảnh minh họa.
Đặc biệt, cổ lợn chứa nhiều hạch. Chức năng của hạch là lọc bạch huyết và loại bỏ vi khuẩn nên có khả năng nhiều chất độc hại sẽ tích tụ bên trong. Trường hợp lợn bị xung huyết, phù nề, chảy máu, dập, hoại tử và các bệnh khác, hạch sẽ chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Ảnh minh họa.
4. Gan: Gan heo chứa vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương... Ảnh minh họa.
Vậy nhưng, gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể động vật, có thể chứa nhiều độc tố. Sử dụng chúng làm thức ăn, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa.
5. Tiết: Tiết canh lợn là món khoái khẩu của nhiều người. Vậy nhưng, đây lại là một trong những món ăn độc hại nhất, được khuyên không nên ăn. Ảnh minh họa.
Ngay cả khi nấu chín, huyết lợn chứa nhiều sắt, ăn nhiều dễ gây ngộ độc sắt. Chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn nhiều tiết bởi chúng có thể khiến tình trạng bệnh chuyển xấu. Ảnh minh họa.
6. Thận: Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu, giúp lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu nên có khả năng tích tụ những chất có hại. Ảnh minh họa.
Đáng lưu ý, hàm lượng cholesterol trong thận lợn rất cao. Ăn nhiều không có lợi, thậm chí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành. Ảnh minh họa.
Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)