Theo các bác sĩ nhãn khoa thì bản chất của bệnh đau mắt đỏ hầu như không ảnh hưởng đến bà bầu và em bé. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng thuốc có thể ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của thai nhi. Vậy nên, nếu không may bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ, phụ nữ có thai nên đi khám tại các cơ sở uy tín về nhãn khoa để nhận được những lời khuyên tốt nhất trong việc trị bệnh và phòng chống bệnh lây lan. Bà bầu nên sử dụng nước muối sinh lý để tra thuốc vào mắt. Mặc dù nước muối sinh lý không có tác dụng điều trị đau mắt đỏ nhưng bà bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Đối với bà bầu chưa bị bệnh cũng nên tra nước muối sinh lý 0,9% hằng ngày để phòng ngừa đau mắt đỏ, nhất là trong gia đình đã có người mắc bệnh này. Phụ nữ mang thai ba tháng đầu khi bị đau mắt đỏ, viêm kết mạc, tắc mạch máu võng mạc cũng nên tránh hoặc hạn chế tối đa việc dùng thuốc nếu có thai 3 tháng đầu vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Không ít thai phụ chọn cách chữa đau mắt đỏ bằng kinh nghiệm dân gian thay vì thuốc tây do sợ ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi, nhất là các bài thuốc xông mắt bằng lấ trầu không, lá bỏng với hy vọng không hại cho cả mẹ lẫn con. Việc làm này rất nguy hiểm, có thể gây bỏng giác mạc. Khi xông hoặc đắp xong, người bệnh có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm mắt nhưng ngược lại, sau đó mắt sẽ càng sưng, phù nề, đau nhức, thậm chí là chảy máu. Lý do là vì các loại lá này chứa tinh dầu nóng, gây bỏng mắt. Người bệnh không nên tự ý tra thuốc bừa bãi, bệnh không khỏi mà còn nặng lên. Ngoài ra, có trường hợp không phải bị đau mắt đỏ thông thường mà do vi khuẩn, viêm loét giác mạc thì nhỏ thuốc vào càng làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.Để phòng bệnh đau mắt đỏ, bà bầu không nên đến nơi có người đang đau mắt đỏ, vì bệnh này rất dễ lây. Bà bầu càng không nên dụi mắt bằng tay, thường xuyên vệ sinh mắt – mũi – họng, đeo kính, khẩu trang khi ra đường, có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,… để cả mẹ và con cùng khỏe mạnh.
Theo các bác sĩ nhãn khoa thì bản chất của bệnh đau mắt đỏ hầu như không ảnh hưởng đến bà bầu và em bé. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng thuốc có thể ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của thai nhi.
Vậy nên, nếu không may bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ, phụ nữ có thai nên đi khám tại các cơ sở uy tín về nhãn khoa để nhận được những lời khuyên tốt nhất trong việc trị bệnh và phòng chống bệnh lây lan.
Bà bầu nên sử dụng nước muối sinh lý để tra thuốc vào mắt. Mặc dù nước muối sinh lý không có tác dụng điều trị đau mắt đỏ nhưng bà bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.
Đối với bà bầu chưa bị bệnh cũng nên tra nước muối sinh lý 0,9% hằng ngày để phòng ngừa đau mắt đỏ, nhất là trong gia đình đã có người mắc bệnh này.
Phụ nữ mang thai ba tháng đầu khi bị đau mắt đỏ, viêm kết mạc, tắc mạch máu võng mạc cũng nên tránh hoặc hạn chế tối đa việc dùng thuốc nếu có thai 3 tháng đầu vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Không ít thai phụ chọn cách chữa đau mắt đỏ bằng kinh nghiệm dân gian thay vì thuốc tây do sợ ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi, nhất là các bài thuốc xông mắt bằng lấ trầu không, lá bỏng với hy vọng không hại cho cả mẹ lẫn con.
Việc làm này rất nguy hiểm, có thể gây bỏng giác mạc. Khi xông hoặc đắp xong, người bệnh có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm mắt nhưng ngược lại, sau đó mắt sẽ càng sưng, phù nề, đau nhức, thậm chí là chảy máu. Lý do là vì các loại lá này chứa tinh dầu nóng, gây bỏng mắt.
Người bệnh không nên tự ý tra thuốc bừa bãi, bệnh không khỏi mà còn nặng lên. Ngoài ra, có trường hợp không phải bị đau mắt đỏ thông thường mà do vi khuẩn, viêm loét giác mạc thì nhỏ thuốc vào càng làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ, bà bầu không nên đến nơi có người đang đau mắt đỏ, vì bệnh này rất dễ lây. Bà bầu càng không nên dụi mắt bằng tay, thường xuyên vệ sinh mắt – mũi – họng, đeo kính, khẩu trang khi ra đường, có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,… để cả mẹ và con cùng khỏe mạnh.