1. Ăn uống màu sắc. Ăn thực phẩm có màu sắc khác nhau không chỉ tạo niềm thích thú cho đứa trẻ mà còn cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Để giúp con mình hiểu được giá trị dinh dưỡng, cha mẹ nên kết hợp một loại trái cây và rau quả khác nhau đủ màu sắc, từ đỏ, xanh, cam, trắng ... vào chế độ ăn uống của con.2. Không bỏ bữa sáng. Thói quen ăn bữa sáng từ lúc còn nhỏ sẽ giúp cho trẻ em có thói quen tốt trong cuộc sống bận rộn sau này. Dạy bé rằng, bữa sáng ít chất béo sẽ kích thích bộ não và năng lượng, giúp cân nặng ở mức hạn định và đẩy xa các bệnh mãn tính.3. Hoạt động thể chất. Không phải tất cả mọi trẻ em đều yêu thích thể dục. Nếu trẻ không yêu thích thể thao, hãy tìm mọi cách để con tham gia các hoạt động như bơi lội hay thể dục dụng cụ. Cha mẹ có thể ràng buộc trẻ bằng một phần thưởng nào đó yêu cầu trẻ tập luyện.4. Đọc sách mỗi ngày. Kỹ năng đọc sách sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công của con sau này. Tiếp xúc với sách từ nhỏ sẽ khiến cách mô não phát triển nhanh nhạy hơn. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), nên đọc sách cho trẻ nghe từ 6 tháng tuổi trở đi. Sau khi trẻ biết chữ, hãy đọc cho trẻ đọc những cuốn sách có hình như chuyện cổ tích hay truyện ngụ ngôn. Cha mẹ hãy xem việc đọc sách cho con nghe là một công tác điều trị chứ không phải là những việc vặt.5. Uống nước lọc, hạn chế nước ngọt. Truyền thông điệp cho con ngay từ nhỏ: Nước là lành mạnh, nước ngọt không khỏe mạnh. Thậm chí nếu con của bạn không hiểu tại sao đường không tốt cho sức khỏe thì bạn có thể giảng giải cho bé nghe những tác hại cơ bản của nó.6. Ăn tối cùng gia đình. Với một lịch trình bận rộn của các thành viên trong gia đình, rất khó để tìm ra thời gian ăn tối cùng nhau. Ít ai biết rằng, trẻ ăn tối cùng gia đình sẽ mạnh mẽ hơn, được bổ sung dinh dưỡng đa dạng hơn và chúng ít có khả năng béo phì hoặc thừa cân. Thậm chí tỷ lệ trẻ lạm dụng rượu và ma túy cũng thấp hơn những trẻ ăn lệch bữa với gia đình.7. Dành thời gian với bạn bè. Tình bạn rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của bé ở độ tuổi đi học. Chơi cùng bạn bè sẽ tạo cơ hội cho trẻ em có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề trong tương lai.8. Ngủ trưa. Trẻ em ngủ rất nhiều và đó là điều cần thiết. Thậm chí khi con bạn lớn hơn, thì một giấc ngủ trưa sẽ rất có ích sau khoảng thời gian hoạt động mệt mỏi. Tuy nhiên, thời gian ngủ trưa quá dài hay quá ngắn cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ chính vào buổi tối. Thói quen hàng ngày về giấc ngủ của trẻ có thể bị phá vỡ nếu ngủ trưa ko đúng cách. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên hay cả người lớn, ngủ trưa chỉ tầm 30 phút là tốt nhất.
1. Ăn uống màu sắc. Ăn thực phẩm có màu sắc khác nhau không chỉ tạo niềm thích thú cho đứa trẻ mà còn cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Để giúp con mình hiểu được giá trị dinh dưỡng, cha mẹ nên kết hợp một loại trái cây và rau quả khác nhau đủ màu sắc, từ đỏ, xanh, cam, trắng ... vào chế độ ăn uống của con.
2. Không bỏ bữa sáng. Thói quen ăn bữa sáng từ lúc còn nhỏ sẽ giúp cho trẻ em có thói quen tốt trong cuộc sống bận rộn sau này. Dạy bé rằng, bữa sáng ít chất béo sẽ kích thích bộ não và năng lượng, giúp cân nặng ở mức hạn định và đẩy xa các bệnh mãn tính.
3. Hoạt động thể chất. Không phải tất cả mọi trẻ em đều yêu thích thể dục. Nếu trẻ không yêu thích thể thao, hãy tìm mọi cách để con tham gia các hoạt động như bơi lội hay thể dục dụng cụ. Cha mẹ có thể ràng buộc trẻ bằng một phần thưởng nào đó yêu cầu trẻ tập luyện.
4. Đọc sách mỗi ngày. Kỹ năng đọc sách sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công của con sau này. Tiếp xúc với sách từ nhỏ sẽ khiến cách mô não phát triển nhanh nhạy hơn. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), nên đọc sách cho trẻ nghe từ 6 tháng tuổi trở đi. Sau khi trẻ biết chữ, hãy đọc cho trẻ đọc những cuốn sách có hình như chuyện cổ tích hay truyện ngụ ngôn. Cha mẹ hãy xem việc đọc sách cho con nghe là một công tác điều trị chứ không phải là những việc vặt.
5. Uống nước lọc, hạn chế nước ngọt. Truyền thông điệp cho con ngay từ nhỏ: Nước là lành mạnh, nước ngọt không khỏe mạnh. Thậm chí nếu con của bạn không hiểu tại sao đường không tốt cho sức khỏe thì bạn có thể giảng giải cho bé nghe những tác hại cơ bản của nó.
6. Ăn tối cùng gia đình. Với một lịch trình bận rộn của các thành viên trong gia đình, rất khó để tìm ra thời gian ăn tối cùng nhau. Ít ai biết rằng, trẻ ăn tối cùng gia đình sẽ mạnh mẽ hơn, được bổ sung dinh dưỡng đa dạng hơn và chúng ít có khả năng béo phì hoặc thừa cân. Thậm chí tỷ lệ trẻ lạm dụng rượu và ma túy cũng thấp hơn những trẻ ăn lệch bữa với gia đình.
7. Dành thời gian với bạn bè. Tình bạn rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của bé ở độ tuổi đi học. Chơi cùng bạn bè sẽ tạo cơ hội cho trẻ em có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề trong tương lai.
8. Ngủ trưa. Trẻ em ngủ rất nhiều và đó là điều cần thiết. Thậm chí khi con bạn lớn hơn, thì một giấc ngủ trưa sẽ rất có ích sau khoảng thời gian hoạt động mệt mỏi. Tuy nhiên, thời gian ngủ trưa quá dài hay quá ngắn cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ chính vào buổi tối. Thói quen hàng ngày về giấc ngủ của trẻ có thể bị phá vỡ nếu ngủ trưa ko đúng cách. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên hay cả người lớn, ngủ trưa chỉ tầm 30 phút là tốt nhất.