Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng 13% cha mẹ cho con uống thuốc mà không cần biết tờ hướng dẫn sử dụng ở đâu; 25% cha mẹ thỉnh thoảng đọc nhưng chỉ đọc những lưu ý quan trọng chẳng hạn như những gì không nên ăn cùng thuốc; và 38% phụ huynh sau khi cho con uống thuốc mới đọc hướng dẫn sử dụng và quan sát phản ứng phụ của con sau đó.Đây là một thói quen rất không tốt. Mỗi loại thuốc đều có rất nhiều điểm đặc biệt cần lưu ý để thuốc phát huy tác dụng đúng nhất và không làm ảnh hưởng đến người uống thuốc.Nhiều hiều bậc cha mẹ thường không chú ý đến thành phần của thuốc khi mua cho con uống.Thuốc cảm lạnh và thuốc hạ sốt là hai loại thuốc mà thành phần của nó dễ dàng bị bỏ qua nhất. Việc này có thể khiến bé bị dị ứng nếu thuốc có thành phần gây dị ứng cho bé. Hoặc bé bị phản ứng thuốc nếu những loại thuốc bé uống với nhau lại kị nhau.Nhiều cha mẹ không để ý đến cân nặng của trẻ khi xác định liệu lượng thuốc. Trong trường hợp bình thường, để xác định liều lượng thuốc cho trẻ cần dựa vào cả 2 yếu tố: độ tuổi và cân nặng của bé.Nếu đứa trẻ có trọng lượng nặng hơn số cân nặng bình thường của các bé cùng tuổi, lượng thuốc cũng cần khác. Với một đứa trẻ 6 tuổi nặng 30 kg, đã đạt đến mức cân nặng của đứa trẻ 10 tuổi, nhưng chức năng gan và thận vẫn chỉ là 6 tuổi, nếu dùng thuốc quá nhiều, gan và thận của trẻ sẽ dễ bị rối loạn.Ước lượng lượng thuốc nước bằng mắt: Khi cho con uống thuốc dạng nước, nhiều chị em hay dùng cách ước lượng tương đối bằng mắt thường.Việc ước lượng bằng mắt sẽ không bao giờ chính xác. Bé có thể bị uống quá lượng thuốc quy định hoặc ít hơn số liều cần uống. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh cho bé.Chưa hiểu mối liên hệ thực phẩm và thuốc.Một số loại thuốc khi uống vào buộc phải kiêng loại thực phẩm nào đó. Một số loại thuốc sẽ bị lượng canxi trong sữa khiến không hòa tan được, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, do đó làm giảm hiệu quả khi điều trị bệnh cho bé.Lỗi thứ 6 có thể kể đến là nhiều bà mẹ không kiểm tra thuốc khi mua mà vẫn cho con uống.Bạn phải luôn đảm bảo kiểm tra kĩ bao bì thuốc còn nguyên vẹn, hãng sản xuất thuốc rõ ràng tránh thuốc giả, hạn sử dụng của thuốc vẫn còn trước khi cho con uống.
Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng 13% cha mẹ cho con uống thuốc mà không cần biết tờ hướng dẫn sử dụng ở đâu; 25% cha mẹ thỉnh thoảng đọc nhưng chỉ đọc những lưu ý quan trọng chẳng hạn như những gì không nên ăn cùng thuốc; và 38% phụ huynh sau khi cho con uống thuốc mới đọc hướng dẫn sử dụng và quan sát phản ứng phụ của con sau đó.
Đây là một thói quen rất không tốt. Mỗi loại thuốc đều có rất nhiều điểm đặc biệt cần lưu ý để thuốc phát huy tác dụng đúng nhất và không làm ảnh hưởng đến người uống thuốc.
Nhiều hiều bậc cha mẹ thường không chú ý đến thành phần của thuốc khi mua cho con uống.
Thuốc cảm lạnh và thuốc hạ sốt là hai loại thuốc mà thành phần của nó dễ dàng bị bỏ qua nhất. Việc này có thể khiến bé bị dị ứng nếu thuốc có thành phần gây dị ứng cho bé. Hoặc bé bị phản ứng thuốc nếu những loại thuốc bé uống với nhau lại kị nhau.
Nhiều cha mẹ không để ý đến cân nặng của trẻ khi xác định liệu lượng thuốc. Trong trường hợp bình thường, để xác định liều lượng thuốc cho trẻ cần dựa vào cả 2 yếu tố: độ tuổi và cân nặng của bé.
Nếu đứa trẻ có trọng lượng nặng hơn số cân nặng bình thường của các bé cùng tuổi, lượng thuốc cũng cần khác. Với một đứa trẻ 6 tuổi nặng 30 kg, đã đạt đến mức cân nặng của đứa trẻ 10 tuổi, nhưng chức năng gan và thận vẫn chỉ là 6 tuổi, nếu dùng thuốc quá nhiều, gan và thận của trẻ sẽ dễ bị rối loạn.
Ước lượng lượng thuốc nước bằng mắt: Khi cho con uống thuốc dạng nước, nhiều chị em hay dùng cách ước lượng tương đối bằng mắt thường.
Việc ước lượng bằng mắt sẽ không bao giờ chính xác. Bé có thể bị uống quá lượng thuốc quy định hoặc ít hơn số liều cần uống. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh cho bé.
Chưa hiểu mối liên hệ thực phẩm và thuốc.
Một số loại thuốc khi uống vào buộc phải kiêng loại thực phẩm nào đó. Một số loại thuốc sẽ bị lượng canxi trong sữa khiến không hòa tan được, ảnh hưởng đến sự hấp thụ, do đó làm giảm hiệu quả khi điều trị bệnh cho bé.
Lỗi thứ 6 có thể kể đến là nhiều bà mẹ không kiểm tra thuốc khi mua mà vẫn cho con uống.
Bạn phải luôn đảm bảo kiểm tra kĩ bao bì thuốc còn nguyên vẹn, hãng sản xuất thuốc rõ ràng tránh thuốc giả, hạn sử dụng của thuốc vẫn còn trước khi cho con uống.