Thử nhiều cách khác nhau. Những vật dụng hỗ trợ uống thuốc có thể tạo ra nhiều điều bất ngờ. Nếu bé không chịu uống bằng thìa, bạn hãy thử cho bé uống thuốc bằng xi-lanh xem sao. Bạn cũng có thể dùng đến một chiếc cốc nhỏ (đảm bảo có số đo chính xác để bạn sử dụng đúng liều lượng) - hoặc bất kỳ thiết bị đo lường khác mà bạn nghĩ con mình sẽ sẵn sàng thử. Bất kỳ sự thay đổi trong cách tiếp cận nào cũng giúp bạn đánh lạc hướng để con chịu uống thuốc. Chia nhỏ lượng thuốc. Cho bé uống một lượng thuốc nhỏ trong vài phút thay vì tất cả cùng một lúc. Việc đó có thể giúp bé dễ nuốt trôi hơn là dồn thuốc trong một ngụm. Tất nhiên, nếu con bạn cảm thấy cách này chỉ như kéo dài thêm “cực hình”, hẳn chiến lược này không phải dành cho bạn. Trước khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây. Vì nó sẽ làm giảm vị đắng của thuốc rất nhiều. Tốt nhất, mẹ chuẩn bị sẵn kẹo mút vị này và dỗ bé: “Con uống nước (thực chất là thuốc đã pha) rồi ăn kẹo tiếp nhé”. Làm tê lạnh. Với bé 4-5 tuổi, có thể cho bé uống một chút đồ uống lạnh trước khi để bé uống nước. Nước lạnh giúp làm tê vị giác và nhờ thế, việc uống thuốc đơn giản hơn. Hoặc bạn có thể đặt thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để thuốc có vị lạnh. Một số loại thuốc sẽ giảm vị đắng và tăng hương vị thơm ngon khi lạnh. Chơi trò bác sĩ. Để bé giả vờ là bác sĩ cho thú nhồi bông của mình trước khi bạn cho con uống thuốc. Cách này sẽ giúp con thấy thoải mái hơn. Chiến thuật cải trang. Hãy hỏi bác sĩ xem việc giấu thuốc vào thực phẩm hoặc đồ uống có được không. Nếu được, bạn hãy bỏ thuốc vào một lượng nhỏ kem, nước sốt, hoặc trái cây xem sao. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn kết hợp thuốc với một món gì khác, con bạn cần phải ăn hoặc uống hết món đó để có được liều lượng đầy đủ. Vị trí đặt thuốc. Các nụ vị giác tập trung ở trước và giữa lưỡi, vì vậy thay vì để thuốc vào các khu vực vị giác “nhạy cảm” ấy, bạn nên đặt vào phần nướu sau và bên trong má, nơi thuốc sẽ dễ trôi xuống cổ họng mà không tác động gì nhiều đến vị giác của bé. Cách này đòi hỏi bạn phải có một chút khéo léo khi một tay giữ bé ngồi yên, còn tay kia phải để thuốc ở vị trí chính xác. Dỗ dành bé. Một mẹo nho nhỏ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này. Hứa tặng con một phần thưởng nhỏ với điều kiện con phải uống hết thuốc của mình. Chỉ cần một chút quà tặng như vậy đã có thể truyền cảm hứng cho bé mở khuôn miệng xinh để uống thuốc rồi đấy. Cho bé tự quyết. Trao cho con quyền quyết định chọn hương vị hoặc màu sắc khác nhau của thuốc. Bằng cách đó, bé sẽ cảm thấy như mình có chút quyền kiểm soát tình hình. Kiên nhẫn. Đừng quá căng thẳng khi cho con uống thuốc, vì nếu bạn tươi vui, thoải mái, con sẽ coi những dấu hiệu vui vẻ đó là biểu hiện cho việc uống thuốc sẽ không khó khăn. Đừng để nét mặt nhăn nhó cố gắng bắt con uống thuốc của bạn khiến bé nghĩ đây hẳn một nhiệm vụ khó chịu, không dễ dàng chút nào.
Thử nhiều cách khác nhau. Những vật dụng hỗ trợ uống thuốc có thể tạo ra nhiều điều bất ngờ. Nếu bé không chịu uống bằng thìa, bạn hãy thử cho bé uống thuốc bằng xi-lanh xem sao. Bạn cũng có thể dùng đến một chiếc cốc nhỏ (đảm bảo có số đo chính xác để bạn sử dụng đúng liều lượng) - hoặc bất kỳ thiết bị đo lường khác mà bạn nghĩ con mình sẽ sẵn sàng thử. Bất kỳ sự thay đổi trong cách tiếp cận nào cũng giúp bạn đánh lạc hướng để con chịu uống thuốc.
Chia nhỏ lượng thuốc. Cho bé uống một lượng thuốc nhỏ trong vài phút thay vì tất cả cùng một lúc. Việc đó có thể giúp bé dễ nuốt trôi hơn là dồn thuốc trong một ngụm. Tất nhiên, nếu con bạn cảm thấy cách này chỉ như kéo dài thêm “cực hình”, hẳn chiến lược này không phải dành cho bạn.
Trước khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây. Vì nó sẽ làm giảm vị đắng của thuốc rất nhiều. Tốt nhất, mẹ chuẩn bị sẵn kẹo mút vị này và dỗ bé: “Con uống nước (thực chất là thuốc đã pha) rồi ăn kẹo tiếp nhé”.
Làm tê lạnh. Với bé 4-5 tuổi, có thể cho bé uống một chút đồ uống lạnh trước khi để bé uống nước. Nước lạnh giúp làm tê vị giác và nhờ thế, việc uống thuốc đơn giản hơn. Hoặc bạn có thể đặt thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để thuốc có vị lạnh. Một số loại thuốc sẽ giảm vị đắng và tăng hương vị thơm ngon khi lạnh.
Chơi trò bác sĩ. Để bé giả vờ là bác sĩ cho thú nhồi bông của mình trước khi bạn cho con uống thuốc. Cách này sẽ giúp con thấy thoải mái hơn.
Chiến thuật cải trang. Hãy hỏi bác sĩ xem việc giấu thuốc vào thực phẩm hoặc đồ uống có được không. Nếu được, bạn hãy bỏ thuốc vào một lượng nhỏ kem, nước sốt, hoặc trái cây xem sao. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn kết hợp thuốc với một món gì khác, con bạn cần phải ăn hoặc uống hết món đó để có được liều lượng đầy đủ.
Vị trí đặt thuốc. Các nụ vị giác tập trung ở trước và giữa lưỡi, vì vậy thay vì để thuốc vào các khu vực vị giác “nhạy cảm” ấy, bạn nên đặt vào phần nướu sau và bên trong má, nơi thuốc sẽ dễ trôi xuống cổ họng mà không tác động gì nhiều đến vị giác của bé. Cách này đòi hỏi bạn phải có một chút khéo léo khi một tay giữ bé ngồi yên, còn tay kia phải để thuốc ở vị trí chính xác.
Dỗ dành bé. Một mẹo nho nhỏ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này. Hứa tặng con một phần thưởng nhỏ với điều kiện con phải uống hết thuốc của mình. Chỉ cần một chút quà tặng như vậy đã có thể truyền cảm hứng cho bé mở khuôn miệng xinh để uống thuốc rồi đấy.
Cho bé tự quyết. Trao cho con quyền quyết định chọn hương vị hoặc màu sắc khác nhau của thuốc. Bằng cách đó, bé sẽ cảm thấy như mình có chút quyền kiểm soát tình hình.
Kiên nhẫn. Đừng quá căng thẳng khi cho con uống thuốc, vì nếu bạn tươi vui, thoải mái, con sẽ coi những dấu hiệu vui vẻ đó là biểu hiện cho việc uống thuốc sẽ không khó khăn. Đừng để nét mặt nhăn nhó cố gắng bắt con uống thuốc của bạn khiến bé nghĩ đây hẳn một nhiệm vụ khó chịu, không dễ dàng chút nào.