Thường thì bà bầu thích ăn mặn. Có nhiều giả thuyết được đưa ra như đây là cách để cơ thể giữ nhiều nước hơn, hay đây là cách cơ thể bù muối sau khi đi tiểu nhiều và bị nghén.Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu những điều bí ẩn Champalimaud ở Lisbon, Bồ Đào Nha, đã chọn nghiên cứu nguyên nhân vì sao loài ruồi giấm bỗng thèm muối khi mang thai để giải thích cho hiện tượng bà bầu thích ăn mặn (ruồi giấm được chọn vì loài này không bị ảnh hưởng bởi tác động gene, điều có thể giúp cho kết quả nghiên cứu được chính xác hơn). Để phục vụ cho nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm để tìm hiểu vì sao ruồi giấm cái đã thay đổi khẩu vị của mình sau giao phối và để xem liệu sau khi mang thai, chúng có thèm ăn mặn hơn không. Kết quả là, loài ruồi giấm khi mang thai cũng thèm ăn mặn.Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối dây liên kết thú vị giữa lượng muối ăn vào và số lượng trứng mà loài này sản sinh được. Từ đó họ rút ra kết luận ruồi giấm ăn mặn để tăng khả năng sinh sản của bản thân.Theo kết quả nghiên cứu, não bộ của ruồi cái biết cơ thể cần thêm muối để sản sinh ra trứng và tự động thay đổi để có thể tiếp nhận được nhiều muối hơn. Bên cạnh đó, "lưỡi" của ruồi cũng trở nên nhạy cảm với vị mặn hơn, khiến ruồi thích ăn đồ ăn có vị này."Kết quả nghiên cứu này cho thấy muối rất quan trọng với các loài, từ ruồi, voi, tới con người. Điều này cũng cho thấy có một sự thống nhất về nguyên tắc sinh học chung trong hành vi thèm ăn mặn ở các loài" - tiến sĩ Carlos Ribeiro, một trong những người tham gia công trình nghiên cứu này cho hay.Tuy kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, nhưng nghiên cứu này đã phần nào giải thích được lý do các bà bầu thích ăn mặn.
Thường thì bà bầu thích ăn mặn. Có nhiều giả thuyết được đưa ra như đây là cách để cơ thể giữ nhiều nước hơn, hay đây là cách cơ thể bù muối sau khi đi tiểu nhiều và bị nghén.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu những điều bí ẩn Champalimaud ở Lisbon, Bồ Đào Nha, đã chọn nghiên cứu nguyên nhân vì sao loài ruồi giấm bỗng thèm muối khi mang thai để giải thích cho hiện tượng bà bầu thích ăn mặn (ruồi giấm được chọn vì loài này không bị ảnh hưởng bởi tác động gene, điều có thể giúp cho kết quả nghiên cứu được chính xác hơn).
Để phục vụ cho nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm để tìm hiểu vì sao ruồi giấm cái đã thay đổi khẩu vị của mình sau giao phối và để xem liệu sau khi mang thai, chúng có thèm ăn mặn hơn không. Kết quả là, loài ruồi giấm khi mang thai cũng thèm ăn mặn.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối dây liên kết thú vị giữa lượng muối ăn vào và số lượng trứng mà loài này sản sinh được. Từ đó họ rút ra kết luận ruồi giấm ăn mặn để tăng khả năng sinh sản của bản thân.
Theo kết quả nghiên cứu, não bộ của ruồi cái biết cơ thể cần thêm muối để sản sinh ra trứng và tự động thay đổi để có thể tiếp nhận được nhiều muối hơn. Bên cạnh đó, "lưỡi" của ruồi cũng trở nên nhạy cảm với vị mặn hơn, khiến ruồi thích ăn đồ ăn có vị này.
"Kết quả nghiên cứu này cho thấy muối rất quan trọng với các loài, từ ruồi, voi, tới con người. Điều này cũng cho thấy có một sự thống nhất về nguyên tắc sinh học chung trong hành vi thèm ăn mặn ở các loài" - tiến sĩ Carlos Ribeiro, một trong những người tham gia công trình nghiên cứu này cho hay.
Tuy kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, nhưng nghiên cứu này đã phần nào giải thích được lý do các bà bầu thích ăn mặn.