Các bác sĩ gần đây lên tiếng cảnh báo nhiều về những nguy cơ sức khỏe có thể gặp của cả mẹ và thai nhi khi bà bầu ăn quá nhiều với quan niệm ăn cho hai người.Những bà bầu ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân quá nhanh trong thai kỳ thường sinh ra những em bé có nguy cơ cao bị béo phì.Béo phì ở trẻ sơ sinh có liên quan tới bệnh tim, tiểu đường type 2 và đột quỵ ở trẻ.Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh, Anh, nhau thai của bà mẹ ăn nhiều chất béo thường khó bảo vệ thai nhi trước hormone gây bệnh stress.Điều này khiến cho việc phát triển của bào thai bị ảnh hưởng và những em bé của các bà mẹ này có khả năng cao bị rối loạn trạng thái tinh thần.Cũng nhóm nhà khoa học trên đã chứng minh được rằng mẹ bị béo phì trong giai đoạn mang thai sẽ khiến các telomere (Telomere là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể) bị ngắn lại.Trong khi, telomere dài có tác dụng bảo vệ ADN, giúp nó hoạt động tốt và có khả năng tự sửa chữa thì những telomere ngắn gây ra nhiều bệnh.Ngoài ra, telomere ngắn còn khiến tuổi thọ của em bé sau này bị rút ngắn.Tất nhiên, việc ăn cho hai người sẽ khiến mẹ bầu dễ bị béo phì trong giai đoạn mang thai.Và điều này khiến mẹ bầu gặp vấn đề với sức khỏe như bị tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, có nguy cơ sảy thai, sinh mổ, khó phát hiện dị tật ở thai.
Các bác sĩ gần đây lên tiếng cảnh báo nhiều về những nguy cơ sức khỏe có thể gặp của cả mẹ và thai nhi khi bà bầu ăn quá nhiều với quan niệm ăn cho hai người.
Những bà bầu ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân quá nhanh trong thai kỳ thường sinh ra những em bé có nguy cơ cao bị béo phì.
Béo phì ở trẻ sơ sinh có liên quan tới bệnh tim, tiểu đường type 2 và đột quỵ ở trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh, Anh, nhau thai của bà mẹ ăn nhiều chất béo thường khó bảo vệ thai nhi trước hormone gây bệnh stress.
Điều này khiến cho việc phát triển của bào thai bị ảnh hưởng và những em bé của các bà mẹ này có khả năng cao bị rối loạn trạng thái tinh thần.
Cũng nhóm nhà khoa học trên đã chứng minh được rằng mẹ bị béo phì trong giai đoạn mang thai sẽ khiến các telomere (Telomere là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể) bị ngắn lại.
Trong khi, telomere dài có tác dụng bảo vệ ADN, giúp nó hoạt động tốt và có khả năng tự sửa chữa thì những telomere ngắn gây ra nhiều bệnh.
Ngoài ra, telomere ngắn còn khiến tuổi thọ của em bé sau này bị rút ngắn.
Tất nhiên, việc ăn cho hai người sẽ khiến mẹ bầu dễ bị béo phì trong giai đoạn mang thai.
Và điều này khiến mẹ bầu gặp vấn đề với sức khỏe như bị tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, có nguy cơ sảy thai, sinh mổ, khó phát hiện dị tật ở thai.