Giảm cân là mục tiêu vươn tới của nhiều người, đặc biệt là đối tượng mắc chứng béo phì. Sau các phương pháp ăn kiêng, luyện tập thể dục, hút mỡ thì gần đây phẫu thuật dạ dày được khá nhiều người lựa chọn.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt dạ dày hoặc dùng nẹp, kim kẹp chuyên dụng làm giảm thể tích dạ dày. Nhìn chung, mục đích là cố gắng hạn chế lượng thức ăn vào dạ dày; ngăn chặn sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ đó làm giảm trọng lượng cơ thể.
Một ca phẫu thuật dạ dày giảm cân có thể giúp giảm đến 60% trọng lượng cơ thể. Dù tỏ ra có ưu thế hơn so với những phương pháp khác nhưng nó có thể mang lại những tác dụng phụ khôn lường.
Cụ thể, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy 97% trường hợp từng lựa chọn phẫu thuật dạ dày giảm cân có cảm giác chán ăn; 42% đối tượng có sự thay đổi nhỏ trong lựa chọn ăn uống hàng ngày. Họ cảm thấy thờ ơ với những món ăn mà trước đây họ từng khoái khẩu.
Ngoài ra, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Mayo (Mỹ) cũng chỉ ra rằng bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật thu hẹp dạ dày thường cảm thấy đau đớn, bứt rứt hoặc bị tê cứng do cơ thể không được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng tối thiểu.
Không những thế, khoảng 16% bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày dễ ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên. Để khắc phục phiền phức này, bệnh nhân buộc phải tuân thủ chế độ kiêng khem vô cùng nghiêm ngặt.
Không chỉ dễ đối diện với nguy cơ ảnh hưởng hệ thần kinh ngoại biên, giảm cân bằng phẫu thuật dạ dày bạn còn có nguy cơ thiếu máu và loãng xương do kém hấp thụ sắt và canxi.
Đáng sợ hơn cả là phương pháp giảm cân cấp tốc còn gây nên căn bệnh ung thư đại tràng nguy hiểm. Để củng cố nhận định này, các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành khảo sát hơn 77.000 bệnh nhân mắc béo phì từ năm 1980 đến 2009. Trong đó có khoảng 15.000 người đã trải qua phẫu thuật giảm cân. Kết quả là những người từng trải qua phẫu thuật giảm cân dễ mắc ung thư đại tràng cao gấp đôi so với người bị béo phì đơn thuần.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyên mọi người nên lựa chọn phương pháp tập luyện đều đặn, duy trì chế độ ăn lành mạnh và chỉ lựa chọn phẫu thuật dạ dày giảm cân khi chứng béo phì biến tướng trầm trọng.
Giảm cân là mục tiêu vươn tới của nhiều người, đặc biệt là đối tượng mắc chứng béo phì. Sau các phương pháp ăn kiêng, luyện tập thể dục, hút mỡ thì gần đây phẫu thuật dạ dày được khá nhiều người lựa chọn.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt dạ dày hoặc dùng nẹp, kim kẹp chuyên dụng làm giảm thể tích dạ dày. Nhìn chung, mục đích là cố gắng hạn chế lượng thức ăn vào dạ dày; ngăn chặn sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ đó làm giảm trọng lượng cơ thể.
Một ca phẫu thuật dạ dày giảm cân có thể giúp giảm đến 60% trọng lượng cơ thể. Dù tỏ ra có ưu thế hơn so với những phương pháp khác nhưng nó có thể mang lại những tác dụng phụ khôn lường.
Cụ thể, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy 97% trường hợp từng lựa chọn phẫu thuật dạ dày giảm cân có cảm giác chán ăn; 42% đối tượng có sự thay đổi nhỏ trong lựa chọn ăn uống hàng ngày. Họ cảm thấy thờ ơ với những món ăn mà trước đây họ từng khoái khẩu.
Ngoài ra, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Mayo (Mỹ) cũng chỉ ra rằng bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật thu hẹp dạ dày thường cảm thấy đau đớn, bứt rứt hoặc bị tê cứng do cơ thể không được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng tối thiểu.
Không những thế, khoảng 16% bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày dễ ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên. Để khắc phục phiền phức này, bệnh nhân buộc phải tuân thủ chế độ kiêng khem vô cùng nghiêm ngặt.
Không chỉ dễ đối diện với nguy cơ ảnh hưởng hệ thần kinh ngoại biên, giảm cân bằng phẫu thuật dạ dày bạn còn có nguy cơ thiếu máu và loãng xương do kém hấp thụ sắt và canxi.
Đáng sợ hơn cả là phương pháp giảm cân cấp tốc còn gây nên căn bệnh ung thư đại tràng nguy hiểm. Để củng cố nhận định này, các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành khảo sát hơn 77.000 bệnh nhân mắc béo phì từ năm 1980 đến 2009. Trong đó có khoảng 15.000 người đã trải qua phẫu thuật giảm cân. Kết quả là những người từng trải qua phẫu thuật giảm cân dễ mắc ung thư đại tràng cao gấp đôi so với người bị béo phì đơn thuần.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyên mọi người nên lựa chọn phương pháp tập luyện đều đặn, duy trì chế độ ăn lành mạnh và chỉ lựa chọn phẫu thuật dạ dày giảm cân khi chứng béo phì biến tướng trầm trọng.