Thời kỳ phục hưng, thế kỷ 14, ở Italy, người ta coi những người phụ nữ trán cao là đẹp. Chính vì thế mà nhiều phụ nữ đã đua nhau nhổ hết tóc ở phần trán để trán rộng ra. Có người không nhổ mà dùng hỗn hợp giấm, vôi sống và phân người trộn vào với nhau để tẩy tóc làm trán càng hói cao càng tốt. Tuy nhiên, cách này thường để lại sẹo. Eo nhỏ xíu. Những năm từ 1558 đến 1603, eo nhỏ được coi là biểu tượng cái đẹp của nữ giới. Phái nữ lúc bấy giờ thường mặc corset hoặc áo bó chẽn khắp thân trên để làm sao siết thật chặt vòng eo và có được vòng hai nhỏ như ý. Nhiều tài liệu lúc đó cho hay, nhiều phụ nữ vì mặc đồ quá bó đã làm gẫy cả xương sườn. Da trắng bệch như da người chết. Khác với phụ nữ phương Tây ngày nay thích có làn da nâu, phụ nữ phương Tây thế kỷ thứ 6 lại đua nhau làm trắng da như người chết, bởi họ coi đó mới là tiêu chuẩn của cái đẹp. Để có làn da trắng bệch, họ trích bớt máu ở cơ thể ra để cho da bớt hồng hào và dần nhợt nhạt. Xu hướng này tiếp tục được phát triển vào thế kỷ 18. Da trắng nhợt lúc đó không chỉ được coi là đẹp mà còn được đánh giá là những người giàu sang. Bàn chân nhỏ xíu. Tục bó chân là xu hướng làm đẹp đau đớn và gây tranh cãi nhất trong lịch sử. Vào thời nhà Đường, Trung Quốc, phụ nữ có bàn chân nhỏ được coi là đẹp. Phụ nữ ở Trung Quốc lúc đó ai cũng phải bó chân từ lúc bé. Có bé gái mới 4 tuổi bị gãy cả ngón chân vì bó chân quá chặt. Kết quả là, khi lớn lên, những cô gái sẽ có đôi chân bé xíu nhưng trông rất dị tật. Răng đen. Thời đại Minh Trị ở Nhật, phụ nữ có chồng phải nhuộm răng đen bằng hỗn hợp sắt và cây muối. Răng đen lúc đó được coi là sự duyên dáng và trưởng thành của người phụ nữ. Tóc búi cao. Trong kỷ nguyên Victoria, những búi tóc to, búi cao trên đầu được coi là đẹp. Nhưng không phải ai cũng có một mái tóc đủ dài và dày để đạt tiêu chuẩn này nên tóc giả rất được chuộng thời kỳ đó. Phụ nữ mập. Vào thế kỷ 14, 15, phụ nữ mập mạp được coi là người đẹp. Điều này được phản ảnh rõ nét trong những bức tranh của các danh họa thời đó. Mắt to. Từ thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ thường bôi chất hóa học antimony sulphide vào mắt để mắt lấp lánh hơn. Vào thế kỷ thứ 16, mắt to đã được coi là vẻ đẹp chuẩn của phụ nữ. Phụ nữ bôi cây ớt mả vào mắt để tròng mắt giãn ra. Nhưng cả hai phương pháp làm đẹp này đều dẫn tới kết quả là thị lực giảm và mù. Vẻ đẹp Tây hóa. Xu hướng đẹp theo kiểu Tây với da trắng, mắt to, cao ráo được nhiều phụ nữ ở châu Á chạy theo. Phái đẹp ở những nước này chạy đua tắm trắng, tẩy da, phẫu thuật mí mắt, nâng mũi mà không cần lường hậu họa.
Thời kỳ phục hưng, thế kỷ 14, ở Italy, người ta coi những người phụ nữ trán cao là đẹp. Chính vì thế mà nhiều phụ nữ đã đua nhau nhổ hết tóc ở phần trán để trán rộng ra. Có người không nhổ mà dùng hỗn hợp giấm, vôi sống và phân người trộn vào với nhau để tẩy tóc làm trán càng hói cao càng tốt. Tuy nhiên, cách này thường để lại sẹo.
Eo nhỏ xíu. Những năm từ 1558 đến 1603, eo nhỏ được coi là biểu tượng cái đẹp của nữ giới. Phái nữ lúc bấy giờ thường mặc corset hoặc áo bó chẽn khắp thân trên để làm sao siết thật chặt vòng eo và có được vòng hai nhỏ như ý. Nhiều tài liệu lúc đó cho hay, nhiều phụ nữ vì mặc đồ quá bó đã làm gẫy cả xương sườn.
Da trắng bệch như da người chết. Khác với phụ nữ phương Tây ngày nay thích có làn da nâu, phụ nữ phương Tây thế kỷ thứ 6 lại đua nhau làm trắng da như người chết, bởi họ coi đó mới là tiêu chuẩn của cái đẹp. Để có làn da trắng bệch, họ trích bớt máu ở cơ thể ra để cho da bớt hồng hào và dần nhợt nhạt. Xu hướng này tiếp tục được phát triển vào thế kỷ 18. Da trắng nhợt lúc đó không chỉ được coi là đẹp mà còn được đánh giá là những người giàu sang.
Bàn chân nhỏ xíu. Tục bó chân là xu hướng làm đẹp đau đớn và gây tranh cãi nhất trong lịch sử. Vào thời nhà Đường, Trung Quốc, phụ nữ có bàn chân nhỏ được coi là đẹp. Phụ nữ ở Trung Quốc lúc đó ai cũng phải bó chân từ lúc bé. Có bé gái mới 4 tuổi bị gãy cả ngón chân vì bó chân quá chặt. Kết quả là, khi lớn lên, những cô gái sẽ có đôi chân bé xíu nhưng trông rất dị tật.
Răng đen. Thời đại Minh Trị ở Nhật, phụ nữ có chồng phải nhuộm răng đen bằng hỗn hợp sắt và cây muối. Răng đen lúc đó được coi là sự duyên dáng và trưởng thành của người phụ nữ.
Tóc búi cao. Trong kỷ nguyên Victoria, những búi tóc to, búi cao trên đầu được coi là đẹp. Nhưng không phải ai cũng có một mái tóc đủ dài và dày để đạt tiêu chuẩn này nên tóc giả rất được chuộng thời kỳ đó.
Phụ nữ mập. Vào thế kỷ 14, 15, phụ nữ mập mạp được coi là người đẹp. Điều này được phản ảnh rõ nét trong những bức tranh của các danh họa thời đó.
Mắt to. Từ thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ thường bôi chất hóa học antimony sulphide vào mắt để mắt lấp lánh hơn. Vào thế kỷ thứ 16, mắt to đã được coi là vẻ đẹp chuẩn của phụ nữ. Phụ nữ bôi cây ớt mả vào mắt để tròng mắt giãn ra. Nhưng cả hai phương pháp làm đẹp này đều dẫn tới kết quả là thị lực giảm và mù.
Vẻ đẹp Tây hóa. Xu hướng đẹp theo kiểu Tây với da trắng, mắt to, cao ráo được nhiều phụ nữ ở châu Á chạy theo. Phái đẹp ở những nước này chạy đua tắm trắng, tẩy da, phẫu thuật mí mắt, nâng mũi mà không cần lường hậu họa.