Điểm mặt nguyên nhân tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ như sốc phản vệ trong quá trình gây mê, mất máu quá nhiều, tay nghề bác sĩ "dỏm"...

Sốc phản vệ do gây mê, gây tê
Dư luận đang rất hoang mang, lo lắng khi nhiều trường hợp phụ nữ đến các trung tâm thẩm mỹ để làm đẹp đã chết tức tưởi. Cụ thể, tối ngày 19/10/2013, một phụ nữ đã bị phi tang, ném mất xác do mất mạng khi đang làm phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng, nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (45 đường Giải Phóng, Hà Nội). Chị Lê Thị Thanh Huyền, 39 tuổi (Hoàn Kiếm, HN), sáng 19/10 đến làm phẫu thuật hút mỡ bụng bơm ngực tại thẩm mỹ viện trên, khoảng 10h cùng ngày thì tử vong. Lo sợ, chủ cơ sở và nhân viên đưa xác khách hàng lên cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang. Hiện tại, gia đình cùng lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cho bệnh nhân khi đi phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó đặc biệt nhất vẫn là thủ thuật gây tê và gây mê.
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai thủ thuật quan trọng nhất gây tê và gây mê. Thường thì gây tê có thể được làm tại các thẩm mỹ viện tư, nhưng gây mê thì phải làm ở bệnh viêm có đội ngũ bác sĩ có tay nghề và có trang thiết bị đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình gây tê, nếu không thử thuốc trước sẽ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Mặc dù sốc phản vệ ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân nào gặp phải mà không được hồi sức cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao. Bởi sốc phản vệ do cơ địa dị ứng sẽ dẫn đến trụy tim mạch, nên rất nguy hiểm.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong cho bệnh nhân khi phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là quá trình gây mê. Bởi trong quá trình gây mê, sử dụng thuốc làm người bệnh ở trong trạng thái đặc biệt, không đau nhưng có thể ảnh hưởng đến cơ hô hấp, bệnh nhân không biết gì dễ dẫn đến tử vong. Bởi vậy, khi gây mê nên đặt trong khí quản.
Biến chứng thường xảy ra ở giai đoạn bắt đầu gây mê, vài giờ đầu sau gây mê và lúc bệnh nhân chờ hồi tỉnh. Có những trường hợp, sau khi mổ bệnh nhân đã có vẻ tỉnh, nhưng cơ thể chưa thải hết thuốc mê ra ngoài, khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng hôn mê trở lại và dẫn đến tử vong.
Ngay sau quá trình gây mê, phải chú ý đến thủ thuật hồi tỉnh và hồi sức. Hồi tỉnh sẽ làm cho bệnh nhân dần tỉnh lại sau một quá trình dài mê man. Khi bệnh nhân hồi tỉnh sẽ được chuyển xuống hồi sức để theo dõi, có thể nửa ngày hoặc một ngày. Do dư lượng của thuốc mê, bệnh nhân có thể ngủ trở lại, thiếu ô xi sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Dù là bệnh viện mà làm hồi tỉnh, hồi sức không tốt, bệnh nhân thiếu ô xi cũng đều rất nguy hiểm.
Vì thế, trong quá trình làm phẫu thuật trách nhiệm của người gây mê là rất lớn, xem xét những thông sô: mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng ô xi trong máu... Nếu làm không tốt, sẽ dẫn đến hôn mê sâu, bệnh nhân không phục hồi do thiếu ô xi não.
Mất máu quá nhiều
Không chỉ có quá trình gây mê và gây tê, nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân khi phẫu thuật thẩm mĩ là do phẫu thuật gây chảy máu nhiều, không cầm được máu, gây mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong.
Phẫu thuật thủ thuật gây chảy máu nhiều, phải tính đến lượng máu nhiều để bổ sung. Có những trường hợp mổ kín, lượng máu mất mà nhân viên phẫu thuật không để ý dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngay cả quá trình thẩm mỹ nâng ngực, nếu quá trình cầm máu không tốt, tràn máu vào khoang phế mạc, ép phổi không nở ra, trong khi phẫu thuật viên không biết, bác sĩ gây mê không để ý nồng độ ô xi tụt xuống, khi đó sẽ khó cứu được bệnh nhân.
Tay nghề bác sĩ kém
Không ít người đã bỏ mạng hoặc thương tật suốt đời vì chọn nhầm bác sĩ phẫu thuật "dỏm". Điều này cho chúng ta bài học: chọn bác sĩ phẫu thuật không đủ tiêu chuẩn có thể là con dao hai lưỡi. Thực tế, nhiều bác sĩ không đủ trình độ vẫn mở phòng mạch và tiếp nhận bệnh nhân. Điều đáng buồn là ngay cả những bác sĩ phẫu thuật được cấp giấy chứng nhận cũng có thể phẫu thuật không thành thạo, vẫn không đủ trình độ để làm các ca phẫu thuật phức tạp.
Tai biến trong quá trình gây mê còn do không đủ BS đảm bảo chuyên môn. Nếu BS gây mê không cho thuốc mê đủ liều lượng, nồng độ cũng khiến bệnh nhân “thức giấc giữa chừng” và tâm sinh lý bị xáo trộn. Những tình huống này rất nguy hiểm, người bệnh bị đau dẫn đến huyết áp tăng vọt, thiếu máu cơ tim, vỡ mạch máu… và tử vong. Ngược lại, nếu BS cho thuốc quá liều sẽ khiến tình trạng hôn mê sau mổ không hồi tỉnh, tử vong. Vì cơ chế của thuốc gây mê sâu là nhằm ức chế tim mạch, tuần hoàn cơ thể, mạch máu; do đó, nếu ức chế quá lâu thì tim mạch sẽ ngừng đập…
Thêm vào đó, nếu những phòng thẩm mỹ viện tư không đủ bác sĩ có kinh nghiệm, không có trang thiết bị cần thiết, thì khi bệnh nhân gặp biến chứng sẽ rất khó nhận biết và chữa trị kịp thời.
 Biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Những phương pháp thẩm mỹ cũ
Từ bỏ phương pháp bơm silicon để nâng ngực bị cấm, chị em nay lại tin tưởng hơn vào phương pháp “mỡ ta hợp với ta”, nghĩa là hút mỡ ở những bộ phận thừa như bụng, mông để bơm vào “hai trái đào”.
Việc lấy mỡ tự thân để bơm ngực là một phương pháp được chị em tin tưởng vì mỡ của mình sẽ hợp với mình về mọi mặt. Đó là một suy nghĩ sai lầm vì nó khá nguy hiểm.
Phương pháp đòi hỏi một kỹ thuật rất cao, trong khi đó nhiều nơi cơ sở kỹ thuật hạn chế và tay nghề chuyên viên thẩm mỹ chưa cao, đã thực hiện việc hút bao nhiêu là bơm lên bấy nhiêu. Thực chất, việc hút mỡ dưới phần bụng hoặc mông để đưa lên ngực cần được làm rất kỹ lưỡng.
Lượng mỡ sau khi hút ra cần được lọc lấy những tế bào sống và đưa vào ngực mới có hiệu quả. Bơm trực tiếp sẽ dẫn đến các tai nạn như: tắc vùng tiêm mỡ dẫn đến viêm tấy kéo dài và gây bội nhiễm. Nhiễm trùng máu chỉ là một trong nhiều tại biến gặp phải.
Không chỉ phương pháp nâng ngực theo kiểu bơm ngực tự thân này, mà nhiều thủ thuật thẩm mỹ theo phương pháp cổ hủ khác như bơm ngực bằng silicone lỏng, túi nước biển; nâng mũi bằng miếng silicon, sụn nhân tạo...với tay nghề bác sĩ không đảm bảo có thể dẫn đến tử vong.
Tử vong do biến chứng, nhiễm trùng sau phẫu thuật 
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đã bị tử vong do biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ. 
Khi bơm mông, độn ngực bằng silicone, trải quan thời gian lâu dài có thể dẫn đến silicone bên trong cơ thể bị biến dạng, rạn nứt bên trong, gây ra nhiễm trùng lan rộng hay tình trạng viêm nhiễm mãn tính, đông máu...nguy hiểm đến tính mạng.
Đó là còn chưa kể đến khi phẫu thuật thẩm mỹ cải thiện cơ thể như nhét, độn mông ngực, nâng mũi...phải rất cẩn trọng và giữ gìn sau làm đẹp, bởi nếu gặp tai nạn xa hơi như nữ niễn viên khiêu dâm người Mỹ, khi chiếc xe của cô bị mất lái, Cynthia đã thắt đai an toàn dưới bụng thay vì quàng qua trước ngực vì sợ sẽ làm vỡ ngực. Sau cú đâm, ngôi sao khiêu dâm đã bị bắn ra khỏi xe và sau đó đã tử nạn do vết thương quá nặng. Hay như trường hợp của Nữ hoàng phát thanh Mỹ Betty Pino, 65 tuổi đã phải bỏ mạng do vi khuẩn nhiễm trùng lan rộng khắp cơ thể nữ hoàng đáng thương này do hậu quả độn silicone vào mông 4 năm trước, các bác sĩ đã buộc phải cắt bỏ hết cả hai chân tay của bà, tuy nhiên, sau đó bà này cũng không thể qua khỏi.
Do đó, trước những trường hợp này có thể đề cập đến khả năng rằng, nếu những người này không tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ trước đó, có thể họ sẽ không mất mạng bi thảm đến thế.
H.L (TH)

Bình luận(0)