Nhuộm răng đen. Phụ nữ Việt từng coi nhuộm răng đen là chuẩn mực của cái đẹp, và việc nhuộm răng không chỉ là một cách làm đẹp, mà còn là một tục lệ truyền thống. Đây là một quá trình cầu kỳ, phức tạp và thậm chí, người phụ nữ sẽ phải trải qua đau đớn trước khi có được hàm răng đen bóng và đều tăm tắp. Thuốc nhuộm răng được làm chủ yếu từ nhựa cánh kiến. Trước khi nhuộm răng, người nhuộm phải ngậm chanh, nước cốt chanh hoặc thường xuyên súc miệng bằng rượu trắng. Đây là những chất chứa axit có thể bòm mòn từ từ tạo ra những vết lõm nhỏ li ti trên bề mặt men răng, giúp thuốc nhuộm có thể bám chặt vào răng. Sau đó, thuốc nhuộm được phết lên răng một cách tỷ mỉ, cẩn thận, làm đi làm lại đến khi răng có độ đen nhánh và bóng mượt. Chăm sóc tóc. Từ thời xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã biết dùng bồ kết gội đầu để có được mái tóc sạch, suôn mượt và đen nhánh. Vào thời Nguyễn, trong cung đình Huế, các cung tần, mỹ nữ thường dùng hỗn hợp bồ kết, củ sả, hương nhu, cùng vỏ bưởi và chanh gội đầu, để làm đẹp cho mái tóc của mình. Những nguyên liệu dân dã này không chỉ giúp mái tóc được đẹp, dày, đen, mượt hơn, mà còn giúp lưu lại trên mái tóc một mùi hương tự nhiên, đầy quyến rũ với người khác giới.Tô lông mày. Thời xưa, khi chưa có các loại phấn mắt, bột kẻ mày… thì người con gái đã biết cách lấy bột than, trộn với tro được đốt từ cây điên điển và một số loại bột khác để tạo thành một hỗn hợp màu đen dùng để kẻ mày. Từ thời xưa, những người phụ nữ Việt trong các gia đình quyền quý đã biết lấy bút lông cắt đi một phần vạt chéo để làm chổi vẽ lông mày. Chăm sóc môi. Phụ nữ Việt thời xưa cũng khá cầu kỳ trong việc chăm sóc đôi môi. Sáp dưỡng môi được nấu từ sáp ong, sau đó, được trộn với một số hương liệu để tạo mùi thơm.
Để có các loại son có màu, người ta nấu chảy sáp ong, thêm hương thơm, sau đó, trộn với các phẩm màu tự nhiên để tạo màu. Màu đỏ thường được tạo thành từ đất sét, màu hồng lấy từ hoa hồng… Hỗn hợp này sẽ được đựng trong chiếc hộp xinh xắn, để người phụ nữ có thể mang theo bên người mọi nơi mọi lúc. Trong số các mỹ phẩm làm đẹp của người xưa, phấn nụ là loại phấn nổi tiếng và đến nay, vẫn được nhắc đến như một loại mỹ phẩm hàng đầu của cung đình hời xưa. Phấn nụ là loại phấn chỉ dành cho các cung tần mỹ nữ trong cung đình Huế, với công thức pha chế riêng được lưu giữ như một bài thuốc làm đẹp quý. Nước hoa. Từ thời xa xưa, những cô gái, đặc biệt là các tiểu thư quyền quý của Việt Nam đã biết cách sử dụng những loại hoa có mùi thơm tự nhiên, nhẹ nhàng để tạo mùi hương. Các cô gái thường có túi hương trong người, trong đó đựng những loại hoa phổ biến như hoa nhài, hoa hồng, nhụy hoa sen… để giúp cơ thể toát ra mùi hương quyến rũ, nhẹ nhàng. Cầu kỳ hơn, những loại hoa này được tẩm ướp, sao kê… để làm ra những túi hương có khả năng giữ mùi lâu hơn các loại hoa tươi.
Nhuộm răng đen. Phụ nữ Việt từng coi nhuộm răng đen là chuẩn mực của cái đẹp, và việc nhuộm răng không chỉ là một cách làm đẹp, mà còn là một tục lệ truyền thống. Đây là một quá trình cầu kỳ, phức tạp và thậm chí, người phụ nữ sẽ phải trải qua đau đớn trước khi có được hàm răng đen bóng và đều tăm tắp.
Thuốc nhuộm răng được làm chủ yếu từ nhựa cánh kiến. Trước khi nhuộm răng, người nhuộm phải ngậm chanh, nước cốt chanh hoặc thường xuyên súc miệng bằng rượu trắng. Đây là những chất chứa axit có thể bòm mòn từ từ tạo ra những vết lõm nhỏ li ti trên bề mặt men răng, giúp thuốc nhuộm có thể bám chặt vào răng. Sau đó, thuốc nhuộm được phết lên răng một cách tỷ mỉ, cẩn thận, làm đi làm lại đến khi răng có độ đen nhánh và bóng mượt.
Chăm sóc tóc. Từ thời xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã biết dùng bồ kết gội đầu để có được mái tóc sạch, suôn mượt và đen nhánh. Vào thời Nguyễn, trong cung đình Huế, các cung tần, mỹ nữ thường dùng hỗn hợp bồ kết, củ sả, hương nhu, cùng vỏ bưởi và chanh gội đầu, để làm đẹp cho mái tóc của mình. Những nguyên liệu dân dã này không chỉ giúp mái tóc được đẹp, dày, đen, mượt hơn, mà còn giúp lưu lại trên mái tóc một mùi hương tự nhiên, đầy quyến rũ với người khác giới.
Tô lông mày. Thời xưa, khi chưa có các loại phấn mắt, bột kẻ mày… thì người con gái đã biết cách lấy bột than, trộn với tro được đốt từ cây điên điển và một số loại bột khác để tạo thành một hỗn hợp màu đen dùng để kẻ mày. Từ thời xưa, những người phụ nữ Việt trong các gia đình quyền quý đã biết lấy bút lông cắt đi một phần vạt chéo để làm chổi vẽ lông mày.
Chăm sóc môi. Phụ nữ Việt thời xưa cũng khá cầu kỳ trong việc chăm sóc đôi môi. Sáp dưỡng môi được nấu từ sáp ong, sau đó, được trộn với một số hương liệu để tạo mùi thơm.
Để có các loại son có màu, người ta nấu chảy sáp ong, thêm hương thơm, sau đó, trộn với các phẩm màu tự nhiên để tạo màu. Màu đỏ thường được tạo thành từ đất sét, màu hồng lấy từ hoa hồng… Hỗn hợp này sẽ được đựng trong chiếc hộp xinh xắn, để người phụ nữ có thể mang theo bên người mọi nơi mọi lúc.
Trong số các mỹ phẩm làm đẹp của người xưa, phấn nụ là loại phấn nổi tiếng và đến nay, vẫn được nhắc đến như một loại mỹ phẩm hàng đầu của cung đình hời xưa. Phấn nụ là loại phấn chỉ dành cho các cung tần mỹ nữ trong cung đình Huế, với công thức pha chế riêng được lưu giữ như một bài thuốc làm đẹp quý.
Nước hoa. Từ thời xa xưa, những cô gái, đặc biệt là các tiểu thư quyền quý của Việt Nam đã biết cách sử dụng những loại hoa có mùi thơm tự nhiên, nhẹ nhàng để tạo mùi hương. Các cô gái thường có túi hương trong người, trong đó đựng những loại hoa phổ biến như hoa nhài, hoa hồng, nhụy hoa sen… để giúp cơ thể toát ra mùi hương quyến rũ, nhẹ nhàng. Cầu kỳ hơn, những loại hoa này được tẩm ướp, sao kê… để làm ra những túi hương có khả năng giữ mùi lâu hơn các loại hoa tươi.