Vì sao khối lượng giao dịch cổ phiếu ACB bùng nổ phiên 19/2?

Google News

Trong phiên giao dịch lình xình quanh mốc tham chiếu của thị trường chứng khoán ngày 19/2, cổ phiếu ACB đã trở thành tâm điểm khi hút phần lớn dòng tiền với mức tăng cận trần.
 

Tính đến 2h30 phiên 19/2, cổ phiếu ACB đang được giao dịch tại mức 31.050 đồng/cp, tương ứng mức tăng 6,5%, có thời điểm cổ phiếu này đã tăng hết biên độ. Đáng kể hơn là khối lượng giao dịch đột biến lên tới 31 triệu đơn vị, cao nhất trong 1 năm qua.
Được biết, hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB đã chính thức giao dịch trên HoSE vào ngày 9/12/2020 với giá tham chiếu 26.400 đồng/cp. Như vậy tính kể từ khi chuyển sàn, cổ phiếu ACB đã tăng hơn 17%.
Theo Chứng khoán VNDirect, với việc niêm yết này, ACB nhiều khả năng sẽ được thêm vào 2 rổ chỉ số bluechip VN30 và VNDiamond trong kỳ xem xét sắp tới của 2 rổ chỉ số này vào tháng 8/2021 và tháng 11/2021.
Như vậy, ACB sẽ đáp ứng tất cả yêu cầu của các rổ chỉ số này, gồm (i) top 20 vốn hóa trị trường; (ii) tỷ lệ free float tối thiểu 10%; (iii) GTGD hàng ngày; (iv) giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại tối đa 5% và (v) tối thiểu 6 tháng niêm yết trên HOSE.
Vi sao khoi luong giao dich co phieu ACB bung no phien 19/2?
Diễn biến giao dịch cổ phiếu ACB. 
Mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra khuyến nghị khả quan với cổ phiếu này khi nâng giá mục tiêu lên 34.100 đồng/cp. Mức giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do định giá cao hơn đến từ:
Phương pháp định giá thu nhập thặng dư nhờ mức tăng trung bình 12,9% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi giai đoạn 2021-2025. Và thay đổi ROE trung bình sử dụng trong mô hình Tăng trưởng Gordon (GGM) đạt 19,5% từ 18,6% trong báo cáo cập nhật gần nhất – để tìm ra P/B mục tiêu 1,65 lần so với 1,56 lần trước đây.
VCSC điều chỉnh thời gian nhận được khoản “phí tiếp cận” liên quan đến thương vụ bancasurrance độc quyền của ACB được cơ cấu thành 15 khoản thanh toán trong giai đoạn 2021- 2035 với giá trị tổng cộng 370 triệu USD thay vì giả định trước đây là nhận trong 2 đợt trong năm 2020 và 2021.
Theo đó, VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi 2021 thêm 14,6% chủ yếu do dự phóng NIM cao hơn 17 điểm cơ bản đạt 3,77% cùng với dự báo chi phí dự phòng thấp hơn 3,6% sau giả định các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 còn 25% từ 40% trước đây.
Nâng dự phòng LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi trong giai đoạn 2022-2025 thêm trung bình 12,5%, củng cố bởi dự báo cao hơn trung bình 5,5% cho thu nhập lãi thuần (NII) cùng với dự báo chi phí HĐKD (OPEX) thấp hơn trung bình 10,7%. Kỳ vọng ACB sẽ sẽ duy trì OPEX với mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, dẫn đến tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) trung bình 43,5%.
VCSC cho rằng định giá của ACB là hấp dẫn với P/B 2021 đạt 1,4 lần dựa theo ROE và ROA dự báo đạt lần lượt 23,4% và 1,96% so với trung vị các ngân hàng khác là 18,5% và 1,55%.
Anh Nhi

>> xem thêm

Bình luận(0)