Trung Quốc "thèm thuồng" săn lùng báu vật Việt Nam: Cực phẩm của cực phẩm

Google News

Từ xa xưa, kỳ nam của Việt Nam được đánh giá là vô cùng quý hiếm, là cực phẩm của cực phẩm.

Cực phẩm của cực phẩm

Mới đây, chương trình Định giá cổ vật của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã xuất hiện một bảo vật có xuất xứ từ Nha Trang, Việt Nam.

Đó chính là chuỗi hạt đeo tay bạch kỳ nam nặng 35,6 gram được bán đấu giá với giá 912.500 NDT (khoảng 3,3 tỷ VND).

Trung Quoc

Chuỗi hạt làm từ bạch kỳ nam Nha Trang xuất hiện trên CCTV. Ảnh cắt từ màn hình

Tương tự như trầm hương, kỳ nam là sản phẩm đặc biệt - chất nhựa thơm nằm trong lõi của cây Dó Bầu bị thương.

Tuy nhiên, không phải cây Dó Bầu bị thương nào cũng xuất hiện kỳ nam, nếu như có thì phần kỳ nam cũng sẽ ít hơn phần trầm hương, do đó kỳ nam luôn có giá trị cao hơn.

Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm của nhựa thơm để phân biệt đó là kỳ nam hay trầm hương. Kỳ nam là phần gỗ tích tụ một lượng lớn tinh dầu, màu đen sẫm, đồng thời được một lớp trầm hương hơi vàng bao bọc bên ngoài.

Hơn nữa, khi so với trầm hương thì kỳ nam nặng, cứng hơn, đầy đủ vị ngọt, cay, đắng, chua, hương rất thanh; khi tiếp xúc với lửa, phần khói sẽ bay thẳng và cao vút.

Hiện nay, kỳ nam trên toàn thế giới được chia làm 4 loại: Bạch kỳ, thanh kỳ, huỳnh kỳ và hắc kỳ. Trong đó, bạch kỳ được đánh giá là sản phẩm thượng hạng bậc nhất.

"Kỳ nam được coi là xá lợi trong gỗ, là cực phẩm của trầm hương", ông Sư Tuấn Siêu, chuyên gia giám định thị trường Panjiayuan chia sẻ trong chương trình Định giá cổ vật. "Phải tu ba kiếp mới có thể gặp được kỳ nam".

Dân gian Trung Quốc cũng có nhiều cách nói về kỳ nam. Có người nói, để ngửi được hương kỳ nam cần phải tích âm đức ba đời, còn nếu tu được phúc khí 8 đời thì mới có thể thưởng thức được hương kỳ nam. Cho nên, rất nhiều người coi kỳ nam là "kim cương trong các loài hương liệu".

Chuyên gia Trung Quốc cho biết thêm, trong các loại kỳ nam, bạch kỳ nam được coi là hiếm nhất, vô cùng quý hiếm và là cực phẩm của cực phẩm. Ngoài ra, theo ông, ngoài tác dụng phong thủy, kỳ nam còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Thậm chí, vụn của nó cũng có thể bán được 3-5000 NDT/1gram (dao động từ 11-18 triệu VND).

Việt Nam - quốc gia sở hữu kỳ nam thượng đẳng

 Trung Quoc

Trung Quoc

Chuỗi hạt đeo tay làm từ bạch kỳ nam Nha Trang rất có giá trị được bày bán ở Trung Quốc. Ảnh: chen-xiang.com

Kỳ nam sản sinh ở Việt Nam, Malaysia, Campuchia hay đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Tuy nhiên, theo giới săn kỳ nam Trung Quốc, Nha Trang, Việt Nam mới là nơi giao dịch trầm hương nổi tiếng nhất thế giới và kỳ nam của vùng này cũng là nổi tiếng nhất. Đặc biệt, kỳ nam Nha Trang, Việt Nam hiện đang là chuẩn mực để đánh giá chất lượng kỳ nam của tất cả các vùng sản xuất.

Người Trung Quốc cũng cho rằng, hương thơm của bạch kỳ nam của Việt Nam là cực phẩm trong hương thơm của kỳ nam nói chung. "Bạch kỳ nam nguyên khối có hương thơm nồng đượm, cắt lát bỏ vào lư hương, hương thơm sẽ bùng nổ rất mạnh, rồi chuyển dần thành năm tầng hương riêng biệt từ sảng khoái, hương mật ong, hương sữa, hương hoa và hương trái cây".

Sản lượng dự trữ kỳ nam của Việt Nam hiện là lớn nhất nhưng cũng dần trở nên khan hiếm trước nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Tứ khố toàn thư (Trung Quốc) từng ghi rằng kỳ nam của Chăm Pa (nay là miền Trung Việt Nam kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận) là tốt nhất. Từ xa xưa đã có câu "kỳ nam Chăm Pa, một lát ngàn vàng". Tinh tra thắng lãm của Đô đốc Trung Quốc Trịnh Hòa đề cập đến kỳ nam Chăm Pa như sau: "Vùng núi có kỳ nam thì tù trưởng cử người trông coi khai thác, dân thường không thể có được, nếu có kẻ bán trộm, bị phát hiện sẽ chặt tay".

Chia sẻ với Vnexpress, Giáo sư Đinh Xuân Bá, Giám đốc Trung tâm sinh học ứng dụng SECOIN, một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong ngành trầm hương Việt Nam cho biết: "Kỳ nam là đặc sản, là bảo vật của Việt Nam. Nó không chỉ cho mùi hương khó tả, huyền bí và thanh lịch mà còn có khả năng trị liệu".

Tại sao Việt Nam có thể sở hữu bảo vật quý?

Ngoài Nha Trang, Việt Nam, nhiều vùng đất quốc gia khác cũng là vùng đất sản sinh kỳ nam. Trong lịch sử, Hải Nam (Trung Quốc) và các quốc gia trên Bán đảo Đông Dương như Campuchia, Lào, Malaysia đều có ghi chép về việc khai thác kỳ nam.

Nhưng tại sao những vùng đất này lại có sản lượng kỳ nam cực kỳ hãn hữu, để rồi chỉ có Nha Trang của Việt Nam là nổi trội hơn cả?

Trên thực tế, điều này có thể được giải thích từ hai khía cạnh.

Thứ nhất, kỳ nam hay trầm hương của Việt Nam có lịch sử khai thác lâu đời. Từ xa xưa, Việt Nam đã là nguồn cung cấp trầm hương chính cho Trung Quốc và vị ngọt thanh mát độc đáo của nó đã trở thành ký ức văn hóa của nước này. Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, khi đó, một trong những nhiệm vụ chính của chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam là tìm kiếm trầm hương và vận chuyển về nước để tinh luyện nước hoa hạng nhất.

Sau đó, trong hai cuộc chiến tranh thế giới, việc khai thác trầm hương trên toàn bán đảo Đông Dương ngừng trệ. Đồng thời, do trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc nên khoảng thời gian này, Việt Nam khai thác trầm hương ít hơn các vùng sản xuất trầm hương khác, nên nhiều trầm hương kỳ nam đã được bảo tồn.

Thứ hai là yếu tố môi trường, ngay từ thời xa xưa, khi sản lượng trầm hương kỳ nam tương đối dồi dào thì trầm hương kỳ nam của Việt Nam được coi là tốt nhất.

Tại sao, người xưa thường chia trầm hương kỳ nam theo nơi xuất xứ? Vì môi trường nước và đất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của trầm hương kỳ nam. Trầm hương kỳ nam sau khi kết hương thành công, sẽ trải qua một chu kỳ cô đọng kéo dài, trong giai đoạn này trầm hương kỳ nam sẽ hấp thụ các phân tử mùi xung quanh, rồi tiếp tục từ từ cô đọng thành hương vị đặc trưng của riêng mình. Vì vậy, có thể nói, môi trường nước và đất xung quanh quyết định phần lớn đến chất lượng của trầm hương.

Việt Nam có đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam và nước biển ở Nha Trang có chất lượng hàng đầu Châu Á. Là trầm hương kỳ nam bậc nhất nên yêu cầu đối với môi trường nước và đất cũng rất cao, cũng chỉ có ở Nha Trang, Việt Nam, mới có thể hoài thai ra loại kỳ nam trầm hương tốt nhất thế giới.

Theo An An/ Doanh nghiệp và Tiếp thị

>> xem thêm

Bình luận(0)