Với giá trị kinh tế cao, rừng trúc sào được chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng khuyến khích phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 3.400 ha trúc, trong đó có hơn 1.600 ha đã và đang cho khai thác. Cây trúc sào đã mang lại ấm no cho hàng nghìn hộ dân mà phần lớn là hộ đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo việc làm cho nhiều công nhân của tỉnh.Trúc trồng ở tỉnh Cao Bằng thuộc họ trúc sào, thân cây cao, cứng và bền, sản xuất được nhiều mặt hàng gia dụng cũng như xây dựng. Nhiều rừng trúc sào đẹp như khung cảnh trong phim kiếm hiệp. Ảnh: Quốc Đạt.Những cánh rừng trúc sào bạt ngàn, đẹp như tranh vẽ ở xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Quốc Đạt.Từ lâu, cây trúc sào được sử dụng nhiều trong mỹ thuật xây dựng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các loại bàn ghế, thang, cần câu...Một ha trúc có thể khai thác khoảng 5 - 7 xe trúc/năm, thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng. Ảnh: Quốc Đạt.Dây chuyền sản xuất chế biến trúc hiện đại của Công ty cổ phần Chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng. Ảnh: Quốc Đạt.
Với giá trị kinh tế cao, rừng trúc sào được chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng khuyến khích phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 3.400 ha trúc, trong đó có hơn 1.600 ha đã và đang cho khai thác. Cây trúc sào đã mang lại ấm no cho hàng nghìn hộ dân mà phần lớn là hộ đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo việc làm cho nhiều công nhân của tỉnh.
Trúc trồng ở tỉnh Cao Bằng thuộc họ trúc sào, thân cây cao, cứng và bền, sản xuất được nhiều mặt hàng gia dụng cũng như xây dựng. Nhiều rừng trúc sào đẹp như khung cảnh trong phim kiếm hiệp. Ảnh: Quốc Đạt.
Những cánh rừng trúc sào bạt ngàn, đẹp như tranh vẽ ở xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Quốc Đạt.
Từ lâu, cây trúc sào được sử dụng nhiều trong mỹ thuật xây dựng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các loại bàn ghế, thang, cần câu...
Một ha trúc có thể khai thác khoảng 5 - 7 xe trúc/năm, thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng. Ảnh: Quốc Đạt.
Dây chuyền sản xuất chế biến trúc hiện đại của Công ty cổ phần Chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng. Ảnh: Quốc Đạt.