Chiều 26/3, Uber Việt Nam đã gửi email đến nhiều khách hàng, lên tiếng xác nhận việc hợp nhất các hoạt động của mình với Grab tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, bắt đầu từ ngày 8/4/2018. Ảnh: Vietnamnet.Thông tin này khiến nhiều người đã nghĩ đến sự độc quyền của Grab tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi "tóm gọn" Uber, Grab vẫn phải cạnh tranh với một đối thủ tại Indonesia là Go-Jek. Ảnh: NLĐ.Go-Jek (lấy tên từ xe ôm ojek của Indonesia) một ứng dụng gọi xe ôm tại Indonesia. Go-Jek thành lập năm 2010 bởi CEO có tên Nadiem Makarim. Ảnh: ri-Techno.Giống như nhiều ứng dụng gọi xe ôm khác, xe ôm Go-Jek có ưu điểm là giá cước cố định, người dùng không cần phải mặc cả như xe ôm truyền thống. Ảnh: GTA5-Mods.Từ tháng 1 - 12/2015, số tài xế tham gia Go-Jek tăng từ 1.000 lên thành 200.000 người. Ảnh: ASEAN Football Federation.Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, Go-Jek gần như đã lấn lướt cả Uber và Grab trên thị trường Indonesia. Ảnh: Tech in Asia.Tháng 10/2017, hãng xe ôm công nghệ Go-Jek muốn mở rộng dịch vụ tới 3-4 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để cạnh tranh với Uber và Grab. Ảnh: Go-Jek.Đầu năm nay, Google quyết định đầu tư mạnh tới 1,2 tỷ USD cho đối thủ của Grab tại Đông Nam Á. Ảnh: TechCrunch.Nguồn vốn trên sẽ giúp Go-Jek mở rộng sự hiện diện ra các thị trường khác ở Đông Nam Á ngoài Indonesia. Ảnh: ExitHub.Cũng như Grab, Go-Jek đã tung ra dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chiến lược mở rộng hoạt động, và xây dựng mảng kinh doanh đầy tiềm năng bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính tới lượng lớn người dân còn chưa tiếp cận nhiều với hệ thống ngân hàng. Ảnh: Tech in Asia.Video: Giã từ Uber, Đông Nam Á thành sân chơi riêng của Grab. Nguồn: TTXVN.
Chiều 26/3, Uber Việt Nam đã gửi email đến nhiều khách hàng, lên tiếng xác nhận việc hợp nhất các hoạt động của mình với Grab tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, bắt đầu từ ngày 8/4/2018. Ảnh: Vietnamnet.
Thông tin này khiến nhiều người đã nghĩ đến sự độc quyền của Grab tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi "tóm gọn" Uber, Grab vẫn phải cạnh tranh với một đối thủ tại Indonesia là Go-Jek. Ảnh: NLĐ.
Go-Jek (lấy tên từ xe ôm ojek của Indonesia) một ứng dụng gọi xe ôm tại Indonesia. Go-Jek thành lập năm 2010 bởi CEO có tên Nadiem Makarim. Ảnh: ri-Techno.
Giống như nhiều ứng dụng gọi xe ôm khác, xe ôm Go-Jek có ưu điểm là giá cước cố định, người dùng không cần phải mặc cả như xe ôm truyền thống. Ảnh: GTA5-Mods.
Từ tháng 1 - 12/2015, số tài xế tham gia Go-Jek tăng từ 1.000 lên thành 200.000 người. Ảnh: ASEAN Football Federation.
Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, Go-Jek gần như đã lấn lướt cả Uber và Grab trên thị trường Indonesia. Ảnh: Tech in Asia.
Tháng 10/2017, hãng xe ôm công nghệ Go-Jek muốn mở rộng dịch vụ tới 3-4 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để cạnh tranh với Uber và Grab. Ảnh: Go-Jek.
Đầu năm nay, Google quyết định đầu tư mạnh tới 1,2 tỷ USD cho đối thủ của Grab tại Đông Nam Á. Ảnh: TechCrunch.
Nguồn vốn trên sẽ giúp Go-Jek mở rộng sự hiện diện ra các thị trường khác ở Đông Nam Á ngoài Indonesia. Ảnh: ExitHub.
Cũng như Grab, Go-Jek đã tung ra dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chiến lược mở rộng hoạt động, và xây dựng mảng kinh doanh đầy tiềm năng bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính tới lượng lớn người dân còn chưa tiếp cận nhiều với hệ thống ngân hàng. Ảnh: Tech in Asia.
Video: Giã từ Uber, Đông Nam Á thành sân chơi riêng của Grab. Nguồn: TTXVN.