Thuế thu nhập cá nhân của các Streamer, Youtuber được tính thế nào?

Google News

Streamer, Youtuber là những người tạo content trên mạng và kiếm tiền thông qua nó. Vậy thu nhập của họ có bị đánh thuế thu nhập cá nhân không?

Google vừa công bố Top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật nhất năm 2020 của Việt Nam. Trong đó, MixiGaming (Độ Mixi) đứng đầu với 4,27 triệu người đăng ký. Theo ước tính của trang Social Blade chuyên thống kê xếp hạng các tài khoản trên mạng xã hội gồm YouTube, Twitter, Twitch và Instagram..., với 4,45 triệu người đăng ký và có hơn 1,2 tỷ lượt xem, ước tính kênh Độ Mixi có thu nhập từ 145.700 - 2,3 triệu USD trong vòng 1 năm, tương đương 3,35 - 53 tỷ đồng.
Thue thu nhap ca nhan cua cac Streamer, Youtuber duoc tinh the nao?
Tin đồn đóng thuế 23 tỷ của Độ Mixi được lan truyền khắp trên các mạng xã hội. 
Xếp thứ 2 trong danh sách là kênh Trấn Thành Town của MC Trấn Thành hiện có 4,6 triệu người đăng ký theo dõi và tổng số lượt xem video đạt hơn 938,7 triệu. Kênh này được ước tính trong vòng 1 năm có thu nhập được từ 70.500 - 1,1 triệu USD, tương đương từ hơn 1,6 - 25,3 tỷ đồng. Theo sau là kênh Hau Hoang hiện có 6,97 triệu người đăng ký và có hơn 2,16 tỷ lượt xem. Social Blade ước tính kênh nhạc chế này trong vòng 1 năm thu về từ 62.700 - 1 triệu USD, tương đương từ 1,44 - 23 tỷ đồng.
Vừa qua Streamer Độ Mixi vướng vào vụ việc đóng thuế cá nhân lên đến 23 tỷ đồng, vụ việc này cũng được đăng tải rất nhiều trên các mạng xã hội, khiến anh chàng Streamer này ngay lập tức lên tiếng trong buổi Stream gần đây của mình anh khẳng định mình không phải là người nộp thuế trên.
Thue thu nhap ca nhan cua cac Streamer, Youtuber duoc tinh the nao?-Hinh-2
Độ Mixi, Ông chủ kênh Youtube Mixi Gaming. 
Ngoài ra, Độ Mixi cũng cho biết, từ năm 2017 đến nay anh luôn chấp hành đầy đủ việc nộp thuế theo quy định của nhà nước. Và mỗi năm anh chàng đóng thuế tổng cả hết các khoản không đến 1 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Người đưa tin Pháp luật, Luật sư Lê Vĩnh Thụy - Công ty luật Sen vàng cho biết:
“Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC về các đối tượng chịu thuế thì các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh mà doanh thu từ 100 triệu đồng một năm trở lên phải nộp thuế theo quy định. Theo đó, các cá nhân nhận thu nhập từ tổ chức như Streamer, Facebook, Google, YouTube... được xếp vào dạng cá nhân kinh doanh chứ không phải là các cá nhân được nhận lương từ các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ tại phụ lục 01 danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, các cá nhân kinh doanh trên các trang mạng xã hội và được nhận tiền từ các mạng nước ngoài chuyển về phải kê khai, nộp thuế theo tỷ lệ 5% thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ 2% thuế thu nhập cá nhân;
Vậy, đối với mỗi cá nhân thuộc trường hợp này sẽ có nghĩa vụ đóng thuế với mức 7% / trên tổng doanh thu (đã bao gồm 5% thuế GTGT + 2 % thuế thu nhập cá nhân)”.
Luật sư Phạm Hồng Kiên, đoàn Luật Sư TP Hà Nội cũng cho biết thêm: “Các khoản tiền ủng hộ (donate) từ người xem, thì sẽ không phải đóng thuế, vì người xem vẫn có quyền ủng hộ hoặc không ủng hộ”.
Như vậy các Streamer, Youtuber chỉ không phải đóng thuế khoản tiền được ủng hộ từ các fan, còn những khoản tiền thu nhập từ các hoạt động thương mại điện tử thì bắt buộc phải đóng thuế.
Theo Nguyễn Trung (Người đưa tin)

>> xem thêm

Bình luận(0)