1. Phân bổ tiền chi tiêu theo tuần
Đây là bước quan trọng đầu tiên khi thực hiện những cách tiết kiệm tiền theo tuần, giúp bạn ý thức hơn trong việc thu - chi.
Để phân bổ chi tiêu, bạn cần nắm rõ các nguồn thu nhập của bản thân. Bao gồm: Các khoản lương, thưởng, làm thêm ngoài giờ, trợ cấp…
Sau đó, hãy xác định các khoản chi tiêu hàng tháng. Liệt kê lần lượt các khoản chi cần thiết và không cần thiết.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau. Nhìn chung, một cá nhân thông thường sẽ có những khoản chi như sau:
|
Hình minh họa. |
Khoản chi cần thiết:
Thuê/ trả góp nhà, ăn uống, điện nước, mạng internet, điện thoại, đi lại, sức khỏe, giáo dục.
Khoản chi không cần thiết:
Giải trí, mua sắm, du lịch, bạn bè, sinh nhật, hiếu hỷ, ma chay.
Giả sử, với mức thu nhập 8,5 triệu đồng/ tháng, bạn có thể phân bổ chi tiêu theo tuần như sau:
Trước tiên, hãy tính toán những khoản chi cần thiết trước. Để riêng chúng và số dư còn lại để chi trả cho những nhu cầu khác.
Bạn cũng nên trích một phần thu nhập dành cho quỹ tiết kiệm. Theo các chuyên gia tài chính, dù thu nhập cao hay thấp nên cố gắng tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập mỗi tháng.
Giả sử, bạn tiết kiệm 1 triệu đồng mỗi tháng. Lúc này, ngân sách chi tiêu của bạn chỉ còn: 8 triệu - 4,2 triệu - 1 triệu = 2,8 triệu.
Khi đó, bạn có thể tính toán ngân sách chi tiêu mỗi tuần là: 2,8 triệu /4 tuần vào khoảng 700.000 đồng/ tuần.
Từ đó, bạn phân bổ số tiền chi tiêu hàng tuần là 700 nghìn cho các khoản chi tiêu như: giải trí, mua sắm, du lịch, bạn bè, sinh nhật, hiếu hỷ, ma chay.
Đây là mức ngân sách chi tiêu tuần tối đa mà bạn có thể chi trả. Tuyệt đối không vượt quá mức ngân sách này.
Nếu không may có những việc đột xuất xảy ra, bạn có thể trích thêm một phần chi tiêu của những tuần khác. Nhưng phải đảm bảo chi tiêu hạn chế ở những tuần tiếp sau để đảm bảo cân đối ngân sách.
|
Hình minh họa. |
2. Đặt định mức chi tiêu mỗi ngày
Đây là cách tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả nếu bạn nghiêm túc thực hiện.
Đặt định mức chi tiêu trong 1 ngày chính là việc chia nhỏ ngân sách chi tiêu theo tuần. Theo ví dụ trên, bạn có thể dễ dàng thấy mức chi phí tối đa trong 1 ngày là:
700 nghìn: 7 ngày = 100 nghìn/ngày
Như vậy, 100.000 đồng là hạn mức chi tiêu tối đa mỗi ngày và bạn không được chi tiêu vượt quá.
Trong những trường hợp bất ngờ xảy ra, bạn có thể trích một phần từ khoản chi của những ngày còn lại. Nhưng cần đảm bảo chi tiêu ít hơn để đảm bảo chi tiêu theo đúng ngân sách hàng ngày đã đề ra.
Trong điều kiện lý tưởng, không chi tiêu hết số tiền theo ngân sách đã đề ra. Bạn nên trích phần dư vào quỹ tiết kiệm hoặc quỹ dự phòng khẩn cấp.
3. Theo dõi chi tiêu
|
Hình minh họa. |
Để kiểm soát thu - chi hiệu quả, bạn không thể bỏ qua bước theo dõi và ghi chép chi tiêu. Đây là bước cần thiết để bạn biết rõ tình hình chi tiêu của bản thân. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh sao cho hợp lý.
Có nhiều cách để theo dõi chi tiêu, tùy thuộc vào tính phù hợp cũng như hoàn cảnh của mỗi người mà sẽ có những cách lựa chọn khác nhau.
Chẳng hạn, bạn có thể ghi chép chi tiêu ra một cuốn sổ tay và theo dõi chúng hàng ngày. Đây cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Như vậy, bạn sẽ thấy mình đã chi tiêu cho những khoản nào và nên làm gì để duy trì hay cải thiện.
Sử dụng bảng tính Excel cũng là một phương án mà bạn có thể lựa chọn. Bạn không phải đau đầu vì tính toán những con số để biết mình đã chi tiêu vượt quá ngân sách hay chưa.
Thêm một phương pháp nữa mà bạn có thể cân nhắc. Đó là sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc ghi chép, theo dõi và quản lý chi tiêu.
4. Không thanh toán bằng thẻ
|
Cần hạn chế thanh toán bằng thẻ. Hình minh họa. |
Không thể bỏ qua những tiện ích của các loại thẻ ngân hàng hiện nay. Chúng đều đem đến cho người dùng những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để thắt chặt chi tiêu, kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả thì việc hạn chế thanh toán bằng thẻ là cần thiết.
Việc thanh toán bằng thẻ sẽ khiến bạn không có cảm giác ví tiền của mình đã vơi đi và bạn sẽ khó ý thức được việc chi tiêu của bản thân. Do đó, nên hạn chế một cách tối đa khi thanh toán bằng thẻ tại các cửa hàng, trung tâm thương mại…
Nên tạo thói quen sử dụng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt để kiểm soát chi tiêu được hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa rằng bạn để quá nhiều tiền mặt trong ví. Mà chỉ để vừa đủ theo ngân sách đã đặt ra.
Hay khi mua sắm, bạn nên tham khảo giá cả trước và chỉ để vừa đủ số tiền cần thiết, tránh tình trạng chi tiêu theo cảm xúc gây ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu.