Việc phân bổ thu nhập là khâu quan trọng giúp bạn tiết kiệm tiền hàng tháng. Theo các chuyên gia, bạn có thể phân bổ tiền lương theo quy tắc 50/20/30.Theo đó, 50% dành cho nhu cầu thiết yếu: Thuê/trả góp nhà, điện nước, ăn uống, đi lại, tiền học cho con cái,…; 20% dành cho tiết kiệm, quỹ dự phòng khẩn cấp, quỹ đầu tư; 30% còn lại cho nhu cầu cá nhân: Mua sắm, giải trí, thể thao,...Sau khi phân bổ tiền lương cho các khoản chi tiêu, bạn cần lập ngân sách chi tiêu để tránh tình trạng bội chi. Kế hoạch lập ngân sách dự trên tình hình thu và chi thực tế của gia đình.Theo kinh tế học, "Cần" và "Muốn" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Những gì bạn cần là hữu hạn trong khi những gì bạn muốn có thể đến vô hạn.Do đó, một trong những nguyên tắc tiết kiệm tiền, đó là "Mua những gì bạn cần, không mua những gì bạn muốn".Ngân sách dành cho ăn uống chiếm một phần không hề nhỏ trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Vì thế, thay vì ăn ngoài thường xuyên, bạn nên nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm kha khá tiền.Những đồng tiền lẻ thường không được nhiều người để tâm, thậm chí còn thẳng tay "ném" vào những hòm quyên góp nhỏ.Tuy nhiên, thay vì bỏ những đồng tiền lẻ vào các hòm quyên góp tại các cửa hàng lớn, bạn có thể đem về cất vào lợn tiết kiệm cá nhân. Sau một thời gian, bạn sẽ phải ngạc nhiên với gia tài mà mình đã tiết kiệm.Một cách tiết kiệm tiền khá hiệu quả là sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn. Hãy để tiền chủ yếu trong ngăn kéo khóa và tiền lẻ, tiền định mức được tiêu ở ngăn ngoài.Hãy nhớ luôn mang theo tiền có mệnh giá nhỏ, vừa đủ ra đường với những nhu cầu cơ bản. Đừng bao giờ mang tất cả những gì mình có ra đường để rồi trở về với một chiếc ví "xẹp lép". Nguồn ảnh: Internet
Video: Để điều hòa chế độ Dry có tiết kiệm điện? Nguồn: VTC14
Việc phân bổ thu nhập là khâu quan trọng giúp bạn tiết kiệm tiền hàng tháng. Theo các chuyên gia, bạn có thể phân bổ tiền lương theo quy tắc 50/20/30.
Theo đó, 50% dành cho nhu cầu thiết yếu: Thuê/trả góp nhà, điện nước, ăn uống, đi lại, tiền học cho con cái,…; 20% dành cho tiết kiệm, quỹ dự phòng khẩn cấp, quỹ đầu tư; 30% còn lại cho nhu cầu cá nhân: Mua sắm, giải trí, thể thao,...
Sau khi phân bổ tiền lương cho các khoản chi tiêu, bạn cần lập ngân sách chi tiêu để tránh tình trạng bội chi. Kế hoạch lập ngân sách dự trên tình hình thu và chi thực tế của gia đình.
Theo kinh tế học, "Cần" và "Muốn" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Những gì bạn cần là hữu hạn trong khi những gì bạn muốn có thể đến vô hạn.
Do đó, một trong những nguyên tắc tiết kiệm tiền, đó là "Mua những gì bạn cần, không mua những gì bạn muốn".
Ngân sách dành cho ăn uống chiếm một phần không hề nhỏ trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Vì thế, thay vì ăn ngoài thường xuyên, bạn nên nấu ăn tại nhà vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm kha khá tiền.
Những đồng tiền lẻ thường không được nhiều người để tâm, thậm chí còn thẳng tay "ném" vào những hòm quyên góp nhỏ.
Tuy nhiên, thay vì bỏ những đồng tiền lẻ vào các hòm quyên góp tại các cửa hàng lớn, bạn có thể đem về cất vào lợn tiết kiệm cá nhân. Sau một thời gian, bạn sẽ phải ngạc nhiên với gia tài mà mình đã tiết kiệm.
Một cách tiết kiệm tiền khá hiệu quả là sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn. Hãy để tiền chủ yếu trong ngăn kéo khóa và tiền lẻ, tiền định mức được tiêu ở ngăn ngoài.
Hãy nhớ luôn mang theo tiền có mệnh giá nhỏ, vừa đủ ra đường với những nhu cầu cơ bản. Đừng bao giờ mang tất cả những gì mình có ra đường để rồi trở về với một chiếc ví "xẹp lép". Nguồn ảnh: Internet
Video: Để điều hòa chế độ Dry có tiết kiệm điện? Nguồn: VTC14