Xuất phát từ đam mê nuôi thủy sinh, năm 2019 anh Hoàng Anh (32 tuổi), trú tại thôn Đông Ngàn (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã tự tìm hiểu, nhập giống cà cuống về nuôi. Đến nay, do nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng của người dân, việc kinh doanh anh ổn định hơn và thu về khá nhiều lợi nhuận.Anh Hoàng Anh chia sẻ việc nuôi cà cuống ban đầu chỉ là niềm đam mê cá nhân, với số lượng ít. Khi sản lượng nhiều, anh tặng bạn bè vài cặp để ăn hoặc chơi. "Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế tốt, đến năm 2020 tôi quyết định thuê đất và chính thức bắt tay vào nuôi cà cuống với quy mô trang trại và khởi nghiệp từ loài sinh vật này", anh nói.Trước khi xuất được lứa đầu tiên năm 2020, anh Hoàng Anh từng trải qua quá trình khó khăn trong năm đầu khởi nghiệp khi cà cuống chết liên tục, hay thậm chí bị gia đình ngăn cản.Theo Hoàng Anh, chi phí để nuôi một con cà cuống trung bình là 8.000 đồng. Giá bán một con sống khoảng 50.000 đồng. Nếu đã qua làm sạch và chế biến thì giá là khoảng 60.000 đồng/con. Có những đơn hàng, anh bán ra khoảng 500-1.000 con, hàng tháng thu về lợi nhuận vài chục triệu đồng.Bể nuôi được thiết kế dài 6 m, cao 0,5 m, trung bình mỗi bể chứa 70-100 con cà cuống. Để tạo môi trường thủy sinh, Hoàng Anh đặt những cọc gỗ trong bể để cà cuống bám vào đẻ trứng, xung quanh có những chùm dây nylon để loài này có thể cư trú.Anh Hoàng Anh chia sẻ cà cuống là loài sinh sản nhanh với số lượng lớn và đẻ quanh năm. Mỗi đôi sẽ sinh khoảng 80-150 trứng cách nhau 1-1,5 tháng. Sau 5-7 ngày, trứng nở thành ấu trùng. Từ khi nở đến lúc xuất bán thương phẩm khoảng 45 ngày, nếu gây để sinh sản thì khoảng 75 ngày.Khi đến độ trưởng thành, con đực sẽ chiết tinh dầu của mình lên thân cây nhằm dụ con cái đến giao phối, sau khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ ở lại canh trứng đến khi nào trứng nở mới đi kiếm ăn, mặc cho bị chết đói hoặc bị ăn thịt. Trong trường hợp có con cái khác muốn giao phối với con đực, nó sẽ phá tổ trứng. Vì vậy, mỗi lần con cái đẻ xong phải thu trứng vào để con đực có thể giao phối và kiếm ăn tiếp tục sinh sản.Những con đực có 2 bọc tinh dầu lớn bằng tép bưởi, chứa ở 2 bên hông đôi chân thứ ba. Theo anh Hoàng Anh, thịt cà cuống chứa nhiều dưỡng chất và các loại vitamin, thích hợp chế biến được nhiều món ăn như chiên, hấp. "Tuy nhiên, giá trị nhất của con cà cuống là phần túi tinh dầu của con đực, vì thế tôi quyết định ngâm cà cuống với nước mắm như cách cha ông từ xưa vẫn làm để lưu giữ được mùi vị thơm ngon, béo lạ, hấp dẫn người tiêu dùng". Anh Hoàng Anh chia sẻ.
Xuất phát từ đam mê nuôi thủy sinh, năm 2019 anh Hoàng Anh (32 tuổi), trú tại thôn Đông Ngàn (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã tự tìm hiểu, nhập giống cà cuống về nuôi. Đến nay, do nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng của người dân, việc kinh doanh anh ổn định hơn và thu về khá nhiều lợi nhuận.
Anh Hoàng Anh chia sẻ việc nuôi cà cuống ban đầu chỉ là niềm đam mê cá nhân, với số lượng ít. Khi sản lượng nhiều, anh tặng bạn bè vài cặp để ăn hoặc chơi. "Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế tốt, đến năm 2020 tôi quyết định thuê đất và chính thức bắt tay vào nuôi cà cuống với quy mô trang trại và khởi nghiệp từ loài sinh vật này", anh nói.
Trước khi xuất được lứa đầu tiên năm 2020, anh Hoàng Anh từng trải qua quá trình khó khăn trong năm đầu khởi nghiệp khi cà cuống chết liên tục, hay thậm chí bị gia đình ngăn cản.
Theo Hoàng Anh, chi phí để nuôi một con cà cuống trung bình là 8.000 đồng. Giá bán một con sống khoảng 50.000 đồng. Nếu đã qua làm sạch và chế biến thì giá là khoảng 60.000 đồng/con. Có những đơn hàng, anh bán ra khoảng 500-1.000 con, hàng tháng thu về lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Bể nuôi được thiết kế dài 6 m, cao 0,5 m, trung bình mỗi bể chứa 70-100 con cà cuống. Để tạo môi trường thủy sinh, Hoàng Anh đặt những cọc gỗ trong bể để cà cuống bám vào đẻ trứng, xung quanh có những chùm dây nylon để loài này có thể cư trú.
Anh Hoàng Anh chia sẻ cà cuống là loài sinh sản nhanh với số lượng lớn và đẻ quanh năm. Mỗi đôi sẽ sinh khoảng 80-150 trứng cách nhau 1-1,5 tháng. Sau 5-7 ngày, trứng nở thành ấu trùng. Từ khi nở đến lúc xuất bán thương phẩm khoảng 45 ngày, nếu gây để sinh sản thì khoảng 75 ngày.
Khi đến độ trưởng thành, con đực sẽ chiết tinh dầu của mình lên thân cây nhằm dụ con cái đến giao phối, sau khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ ở lại canh trứng đến khi nào trứng nở mới đi kiếm ăn, mặc cho bị chết đói hoặc bị ăn thịt. Trong trường hợp có con cái khác muốn giao phối với con đực, nó sẽ phá tổ trứng. Vì vậy, mỗi lần con cái đẻ xong phải thu trứng vào để con đực có thể giao phối và kiếm ăn tiếp tục sinh sản.
Những con đực có 2 bọc tinh dầu lớn bằng tép bưởi, chứa ở 2 bên hông đôi chân thứ ba. Theo anh Hoàng Anh, thịt cà cuống chứa nhiều dưỡng chất và các loại vitamin, thích hợp chế biến được nhiều món ăn như chiên, hấp. "Tuy nhiên, giá trị nhất của con cà cuống là phần túi tinh dầu của con đực, vì thế tôi quyết định ngâm cà cuống với nước mắm như cách cha ông từ xưa vẫn làm để lưu giữ được mùi vị thơm ngon, béo lạ, hấp dẫn người tiêu dùng". Anh Hoàng Anh chia sẻ.