Tại Nhật Bản, những gia đình thu nhập thấp hoặc trung bình thường sống trong ngôi nhà biệt lập. Trong khi đó, giới nhà giàu Nhật Bản lại chọn sống trong các căn hộ chung cư. Ảnh: GettyLý do là trong trung tâm các thành phố lớn, như Tokyo không thể xây được biệt thự vì đã đầy nhà cao tầng. Các chung cư hầu hết đều còn rất mới và có sự quản lý tài sản an toàn, nhiều tiện nghi hiện đại lại thuận tiện đi lại. Vì thế, những trí thức có thâm niên hoặc gia đình điều kiện ở Nhật đều sống trong chung cư cao cấp. Ảnh: PrintestNgược lại, những gia đình thu nhập thấp hơn thường sống trong nhà mặt đất ở ngoại thành hoặc vùng quê. Đó là những căn nhà này được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thay vì mua nhà mới hay ở chung cư, những người trẻ ở đây chọn sống trong những ngôi nhà được truyền lại, giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Ảnh: PrintestTrong một bài báo, nhà hoạch định tài chính Nhật Bản Tadashi Fujikawa tiết lộ, người giàu Nhật Bản ít mua đồ đạc trong nhà. Họ chỉ mua những thứ thật cần thiết, vừa giúp dễ dàng dọn dẹp và giữ môi trường sống luôn sạch sẽ. Ảnh: ArchdailyTủ lạnh của nhà giàu Nhật Bản không có quá nhiều đồ ăn, ngăn mát chỉ được dùng một nửa giúp cho không món nào bị bỏ quên vì bị che khuất. Họ cũng không tham lam mua đồ giảm giá vì ăn không hết sẽ rất phí. Ảnh minh họaNgười Nhật vốn rất ngăn nắp nhưng người giàu ở Nhật Bản còn ngăn nắp hơn khi sắp xếp các tờ tiền theo từng loại và cùng chiều. Cách sắp xếp này giúp chủ nhân biết được đang có bao nhiêu tiền và đã tiêu đi bao nhiêu. Ảnh: WikiGiải trí là khoản chi tiêu không thiết yếu. Do đó, bà nội trợ Nhật chỉ dành tối đa 10% - 15% số tiền cho giải trí, đề cao mục tiêu tiết kiệm. Ảnh: GettyKhi mua sắm ở siêu thị, phụ nữ Nhật thường chỉ lấy những thứ mình cần rồi thanh toán ngay lập tức. Họ không thích đi dạo xung quanh các kệ hàng, vì hành vi đó sẽ thúc đẩy việc mua sắm những món đồ không có trong danh sách. Ảnh: PrintestNgười giàu ở Nhật Bản cũng chuộng dùng hàng nội địa hơn vì hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn. Hơn nữa, điều đó cũng thể hiện lòng tự tôn đối với dân tộc, thể hiện trách nhiệm công dân của chính mình đối với đất nước. Ảnh: JapantimesĐối với người Nhật, xe hơi cũng giống như các vật dụng khác trong gia đình như máy giặt, tủ lạnh, tivi… chứ không phải biểu tượng cho sự giàu có. Vì thế, dòng xe động cơ nhỏ, tiện dụng được ưa chuộng. Ảnh: Japan timesVideo: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24
Tại Nhật Bản, những gia đình thu nhập thấp hoặc trung bình thường sống trong ngôi nhà biệt lập. Trong khi đó, giới nhà giàu Nhật Bản lại chọn sống trong các căn hộ chung cư. Ảnh: Getty
Lý do là trong trung tâm các thành phố lớn, như Tokyo không thể xây được biệt thự vì đã đầy nhà cao tầng. Các chung cư hầu hết đều còn rất mới và có sự quản lý tài sản an toàn, nhiều tiện nghi hiện đại lại thuận tiện đi lại. Vì thế, những trí thức có thâm niên hoặc gia đình điều kiện ở Nhật đều sống trong chung cư cao cấp. Ảnh: Printest
Ngược lại, những gia đình thu nhập thấp hơn thường sống trong nhà mặt đất ở ngoại thành hoặc vùng quê. Đó là những căn nhà này được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thay vì mua nhà mới hay ở chung cư, những người trẻ ở đây chọn sống trong những ngôi nhà được truyền lại, giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Ảnh: Printest
Trong một bài báo, nhà hoạch định tài chính Nhật Bản Tadashi Fujikawa tiết lộ, người giàu Nhật Bản ít mua đồ đạc trong nhà. Họ chỉ mua những thứ thật cần thiết, vừa giúp dễ dàng dọn dẹp và giữ môi trường sống luôn sạch sẽ. Ảnh: Archdaily
Tủ lạnh của nhà giàu Nhật Bản không có quá nhiều đồ ăn, ngăn mát chỉ được dùng một nửa giúp cho không món nào bị bỏ quên vì bị che khuất. Họ cũng không tham lam mua đồ giảm giá vì ăn không hết sẽ rất phí. Ảnh minh họa
Người Nhật vốn rất ngăn nắp nhưng người giàu ở Nhật Bản còn ngăn nắp hơn khi sắp xếp các tờ tiền theo từng loại và cùng chiều. Cách sắp xếp này giúp chủ nhân biết được đang có bao nhiêu tiền và đã tiêu đi bao nhiêu. Ảnh: Wiki
Giải trí là khoản chi tiêu không thiết yếu. Do đó, bà nội trợ Nhật chỉ dành tối đa 10% - 15% số tiền cho giải trí, đề cao mục tiêu tiết kiệm. Ảnh: Getty
Khi mua sắm ở siêu thị, phụ nữ Nhật thường chỉ lấy những thứ mình cần rồi thanh toán ngay lập tức. Họ không thích đi dạo xung quanh các kệ hàng, vì hành vi đó sẽ thúc đẩy việc mua sắm những món đồ không có trong danh sách. Ảnh: Printest
Người giàu ở Nhật Bản cũng chuộng dùng hàng nội địa hơn vì hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn. Hơn nữa, điều đó cũng thể hiện lòng tự tôn đối với dân tộc, thể hiện trách nhiệm công dân của chính mình đối với đất nước. Ảnh: Japantimes
Đối với người Nhật, xe hơi cũng giống như các vật dụng khác trong gia đình như máy giặt, tủ lạnh, tivi… chứ không phải biểu tượng cho sự giàu có. Vì thế, dòng xe động cơ nhỏ, tiện dụng được ưa chuộng. Ảnh: Japan times
Video: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24