Sự thật về những tài sản khủng của đại gia Khaisilk

Google News

Hai toà lâu đài có tên TajmaSago và Cham Charm mà nữ đại gia 9x Đặng Thị Bảo Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Chloe Hospitality, vừa mua lại từ ông Hoàng Khải, ông chủ tập đoàn tơ lụa Khaisilk thực chất là mua lại quyền thuê. 

Vì đây là không phải là tài sản của ông Hoàng Khải mà là của công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng.
Sau bê bối về lụa tàu, ông chủ tập đoàn tơ lụa Khaisilk đã rơi vào khó khăn do toàn bộ cửa hàng thời trang của Khaisilk đều đóng cửa để phục vụ điều tra. Ông Hoàng Khải cũng không còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức. Cũng bắt đầu từ đây, tập đoàn tơ lụa Khaisilk cũng rơi vào khó khăn và đầy biến động. Đặc biệt, từ thương vụ này, mới lộ ra, thật ra tập đoàn tơ lụa Khaisilk có rất ít tài sản bất động sản, những nhà hàng khách sạn đình đám thực chất là Khaisilk đi thuê lại có thời hạn hoặc của cá nhân ông Hoàng Khải.
Su that ve nhung tai san khung cua dai gia Khaisilk
Hai toà lâu đài trị giá gần 30 triệu USD ông Hoàng Khải vừa bán thực chất là tài sản bất động sản đi thuê có thời hạn của công ty Phú Mỹ Hưng. 
Mới nhất là thương vụ bán hai tòa lâu đài có tên TajmaSago và Cham Charm ở địa chỉ số 2 - 6 Phan Văn Chương, thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) cho nữ đại gia 9x Đặng Thị Bảo Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Chloe Hospitality. Hai toà lâu đài này trị giá gần 30 triệu USD, trong đó TajmaSago Castle - Hotel & Resort tọa lạc bên bờ hồ Bán Nguyệt từng được Khaisilk công bố trị giá 15 triệu USD. Còn nhà hàng Cham Charm có kiến trúc cổ mang dáng dấp đền Angkok Wat, là một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của doanh nhân Hoàng Khải, chi phí xây dựng từng được doanh nghiệp này công bố là 11 triệu USD.
Tuy nhiên, trả lời Vnexpress, một lãnh đạo Công ty Phú Mỹ Hưng cho biết thực tế 2 toà lâu đài này được ông Hoàng Khải thuê lại từ Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng nhiều năm qua.
Theo đó, khi Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng xây dựng hoàn thành phần thô, ông Hoàng Khải vào thuê lại và hoàn thiện phần ngoài, nội thất theo ý tưởng của mình, từ đó khai thác và kinh doanh.
Nói về việc mua lại quyền thuê và khai thác 2 toà lâu đài từ Khaisilk, ông Nguyễn Đình Toàn, Giám đốc điều hành Tập đoàn Chloe Hospitality, cho biết thêm chính vì không phải là tài sản của ông Hoàng Khải nên hoàn toàn không có chuyện công ty mua lại hai tòa nhà này, mà chỉ thuê và khai thác lại quyền thuê của ông Hoàng Khải. Hiện ông Hoàng Khải vẫn phải chịu trách nhiệm với Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng.
Ngoài ra, nhà hàng trị giá triệu USD Ming Dynasty từng được quảng bá là tài sản của Khaisilk cũng là tài sản thuê dài hạn của Phú Mỹ Hưng, tương tự như hai dự án TajmaSago và Cham Charm. Hay tòa nhà Saigon Paragon (quận 7) trước đây từng biết đến là tài sản thuộc ông Khải Silk nhưng đất cũng là của Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng. Ông Khải Silk thuê lại đất và xây dựng tòa nhà trên đó.
Tại Hà Nội, đại gia Hoàng Khải đứng tên sở hữu lô đất 26 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội và được đưa vào khai thác kinh doanh nhà hàng với tên Khai's Brothers. Thật ra, Khai’s Brothers vốn là một ngôi đền cổ có tuổi thọ hơn 150 năm thuộc sở hữu của gia đình Khaisilk và đã được chính tay chủ tịch Hoàng Khải gìn giữ, tu sửa lại sau 15 năm kinh doanh thành công.
Su that ve nhung tai san khung cua dai gia Khaisilk-Hinh-2
 Nhà hàng Khai's Brothers trên phố Nguyễn Thái Học của ông Hoàng Khải.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 12, ông đã ủy quyền cho ông Hoàng Mi (sinh năm 1971), người có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ này được toàn quyền trong sử dụng, cho thuê lô đất.
Trong những năm đầu 1990, ông Hoàng Khải thậm chí còn có một bất động sản là Hội An Riverside Resort (Quảng Nam), một trong những khu nghỉ dưỡng có vốn góp của ông chủ Khaisilk. Tuy nhiên, lãnh đạo Hội An có xác nhận với Vnexpress là đã bán cho người khác rồi.
Theo Nguyễn Ngân/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)