Nếu được tận mắt chứng kiến những chú chồn hương bị nuôi nhốt trong cái chuồng chật hẹp và bị ép ăn quá nhiều hạt còn xanh đến "phát điên" để hàng ngày “thải” ra thứ cà phê có giá hàng nghìn USD, thì hẳn nhiều người cũng chẳng còn hứng thú gì thưởng thức loại cà phê hảo hạng này nữa.
Cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là một loại cà phê rất đặc biệt, được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cà phê và cũng là loại đồ uống hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới.
Giá thành của một ly cà phê Chồn trên thế giới dao động từ 30 – 100 USD, một mức giá chứng minh được rằng thứ đồ uống này đã được làm từ những nguyên liệu hiếm đến cỡ nào.
|
Giá thành của một ly cà phê Chồn trên thế giới dao động từ 30 – 100 USD. |
Nó được coi là loại cà phê sang chảnh chỉ dành cho giới thượng lưu nhờ vào cách tạo ra hạt cà phê độc đáo và khác biệt. Cà phê chồn là những hạt cà phê lấy trong phân do các con chồn Indonesia thải ra.
Chồn là loại động vật có vú nhỏ, sinh sống rải rác ở một số nước thuộc Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê nên chúng thường trèo lên các cây cà phê và chọn ăn những trái mọng chín đỏ nhất.
Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê nên sau đó đã thải những hạt cà phê ra cùng với phân của chúng. Người dân nơi đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy này, rồi làm sạch sau đó rang hạt cà phê lên để làm đồ uống.
|
Chồn ăn quả cà phê rồi thải ra hạt cà phê tạo nên loại đồ uống hảo hạng. |
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét rằng cà phê chồn có vị thơm ngon đặc biệt so với các loại cà phê thông thường khác. Một ly cà phê chồn hòa quyện của rất nhiều hương vị. Nó được miêu tả là có "mùi mốc" rất hấp dẫn, ngọt ngào như sirô, hương vị đậm đà và thoang thoảng vị caramel và sôcôla, đắng nhưng rất dễ chịu.
Thế nhưng, đằng sau những ly cà phê ấy lại là những hình ảnh thương tâm của những chú Chồn hương bị “trước” quyền được sống trong môi trường tự nhiên.
|
Đằng sau những ly cà phê ấy lại là những hình ảnh thương tâm của những chú Chồn hương. |
Tờ Time đã tiết lộ, để có được sản lượng mong muốn, rất nhiều hãng cà phê giam cầm chồn trong lồng cũi, chỉ cho chúng ăn quả cà phê tươi. Những con chồn này phải sống trong kinh sợ, không được ăn uống lành mạnh. Loại động vật ăn tạp về đêm này gần như bị tra tấn về tinh thần, không ngừng gặm nhấm tứ chi, đến lúc không thể chịu đựng nổi nữa, sinh bệnh và chết.
Trước kia, người ta tìm phân chồn sinh sống trong tự nhiên. Tuy nhiên khi thấy lời lãi lớn, nhiều người đã bắt nhốt những con chồn này để sản xuất cà phê công nghiệp. Tờ Animal Welfare đã có bài viết đề cập tới vấn đề này khi khảo sát tình trạng 48 con chồn bị nhốt, và mô tả phương thức kinh doanh này như một dạng "nô lệ".
Đáng buồn là nhiều du khách không hề biết rằng những con chồn bị nhốt và đối xử rất tàn nhẫn, thậm chí còn chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội, Neil DCruze, nhà nghiên cứu từ tổ chức phi lợi nhuận Bảo vệ Động vật Thế giới viết trong báo cáo.
"Đáng buồn là nhiều du khách không hề biết rằng những con chồn bị nhốt và đối xử rất tàn nhẫn, thậm chí còn chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội", Neil D'Cruze, nhà nghiên cứu từ tổ chức phi lợi nhuận Bảo vệ Động vật Thế giới viết trong báo cáo.
Thương gia Tony Wild là người đã đưa thương hiệu cà phê chồn vào phương Tây từ năm 1991. Sau khi được xuất hiện trên show truyền hình của nữ hoàng MC Mỹ Oprah Winfrey, sản phẩm cà phê chồn đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
|
Đằng sau mỗi ly cà phê chồn hảo hạng là sự thật tàn nhẫn đến rợn người. |
Nhận thấy sự tàn nhẫn khi kiếm lời một cách tham lam từ sản phẩm này, Wild đã khởi xướng chiến dịch quảng cáo, thuyết phục người tiêu dùng ngừng tiêu thụ loại sản phẩm này.
Ông đã nói rằng:"Nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo, điều này khiến cho loài chồn đang bị bắt giữ trái phép, bị tước mất tự do, bị ép ăn quả cà phê quá lượng để có thể sản xuất cà phê hàng loạt, tôi rất hối tiếc vì rằng sự khám phá của tôi không ngờ lại dẫn đến sự kinh doanh tàn nhẫn dựa trên sự ngược đãi động vât như vậy".